na
Quốc tế
Tố cáo tham nhũng - Hành động quyết định cho một thế giới công bằng
08/07/2021 12:00:00

   Ngày Thổi còi thế giới (World Whistleblowers Day - 23/6) là dịp để chúng ta tôn vinh những cá nhân dũng cảm đứng lên tố cáo tham nhũng và chia sẻ một số cách để trợ giúp họ trên con đường đi tìm công lý. 

    Thổi còi là một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện, ngăn chặn tham nhũng và các hành vi vi phạm khác. Tầm quan trọng mang tính sống còn của những người tố cáo đối với xã hội của chúng ta thường xuyên được minh chứng bằng những vụ bê bối mà họ phanh phui, và sự thay đổi bền vững mà họ giúp mang lại. 

 

    Tố cáo tham nhũng - Hành động quyết định cho một thế giới công bằng

"Tuyên chiến" với sự bất công ở cấp độ cao nhất

     Tại Maldives, Gasim Abdul Kareem đã bị bắt vào năm 2016 vì làm rò rỉ các bản kê khai ngân hàng làm lộ ra một âm mưu tham nhũng lớn có liên quan đến Chính phủ. Tiếng nói của ông đã góp phần khiến Tổng thống Abdulla Yameen thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018. Tuy nhiên, đất nước Maldives không có luật bảo vệ người tố cáo và Gasim đã bị truy tố. 

    Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) Maldives, thông qua Trung tâm Tư vấn pháp luật và Vận động chính sách (ALAC), đã bào chữa cho Gasim trước tòa và xây dựng sự ủng hộ rộng rãi cho trường hợp của ông. Mặc dù Gasim đã bị kết án, nhưng bản án khoan hồng đã giúp ông không phải ngồi tù thêm. 

    Khi Chính phủ mới lên nắm quyền, TI Maldives đã xây dựng một dự thảo Luật Tố cáo sẵn sàng cho các nhà lập pháp. Nó đã được Quốc hội nước này thông qua vào năm 2019 để đảm bảo sự bảo vệ cho tất cả người dân Maldives dũng cảm phơi bày tham nhũng tại nơi làm việc.

Báo cáo tham nhũng trong COVID-19

Chỉ trong 6 tháng đầu tiên của đại dịch, hơn 1.800 người đã liên hệ với ALAC của TI ở 60 quốc gia để báo cáo tham nhũng và tìm kiếm sự hỗ trợ cho các vấn đề liên quan đến COVID-19. 

    Các trường hợp được báo cáo cho thấy, tham nhũng phá hoại hệ thống chăm sóc sức khỏe và làm giảm khả năng tiếp cận của người dân đối với các phương pháp điều trị và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), trong khi mạng lưới tham nhũng thu lợi từ những hợp đồng chính phủ và việc bán vật tư y tế bất hợp pháp. 

    Các nhân viên chăm sóc sức khỏe thường xuyên báo cáo với ALAC về điều kiện làm việc không an toàn. Vào tháng 7/2020, José (tên đã được thay đổi), bác sĩ tại một bệnh viện công ở Venezuela, đã liên hệ với ALAC của TI Venezuela khi những nguy cơ trong công việc của anh ấy trở nên quá lớn. Sự dũng cảm của José có khả năng cải thiện cuộc sống của nhân viên y tế trên khắp Venezuela khi cán bộ của ALAC đã tiếp nhận báo cáo và đệ trình vấn đề rủi ro về an toàn trong bệnh viện tới Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ. 

    Cần sự bảo vệ của pháp luật 

    Trong một năm như 2021, không nghi ngờ gì nữa, tham nhũng phải trả giá bằng mạng sống và đe dọa sinh kế. Nhưng bằng cách thổi còi, những người chứng kiến hành vi sai trái có thể giúp bảo vệ sự sống, tài chính công và cả hành tinh. 

    Tuy nhiên, quá thường xuyên ở nhiều nơi, mọi người không được trao quyền để lên tiếng, và khi làm vậy, họ thường phải đối mặt với sự trả thù. 

    Nếu không có sự bảo vệ và hỗ trợ pháp lý mạnh mẽ để tố cáo một cách an toàn, người tố cáo và gia đình của họ có thể bị tấn công cá nhân, nghề nghiệp hoặc pháp lý, gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần và thậm chí cả thể chất. "Không ai phải chịu đựng theo cách này", TI nhấn mạnh. 

    Cộng đồng quốc tế ngày càng công nhận vai trò quan trọng của người tố cáo trong việc giúp xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng. Thế nhưng ở nhiều nơi, vẫn cần những hành động khẩn cấp để bảo vệ họ. 

    Đơn cử, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Chỉ thị Bảo vệ người thổi còi có tính chất quan trọng cách đây 2 năm để đảm bảo rằng, công dân của họ có thể vạch trần hành vi lạm dụng quyền lực một cách an toàn. Thời hạn để mỗi nước EU xây dựng luật pháp quốc gia tuân thủ Chỉ thị đang đến rất gần; nhưng chưa có nước nào trong số 27 quốc gia thành viên EU làm điều này; trong khi 14 quốc gia cho đến nay đã đạt được rất ít hoặc không đạt được tiến bộ nào trong việc thực hiện Chỉ thị. 

    EU: 1/2 số người dân nghĩ rằng sẽ bị trả thù nếu tố cáo tham nhũng 

    Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi các ý kiến trên toàn EU bị phân tán khi nói đến sự an toàn của việc tố cáo tham nhũng. Được TI công bố vào tuần trước, Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu - EU cho thấy, khoảng một nửa số người dân khu vực nghĩ rằng, họ sẽ bị trả thù nếu tố cáo tham nhũng. 

    Theo TI, điều cấp bách hiện nay là các nước EU cũng như các quốc gia khác áp dụng luật quốc gia về tố cáo nhằm bảo vệ mạnh mẽ cho bất kỳ ai lên tiếng vì lợi ích cộng đồng. Kết quả bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất có thể - ví dụ: Bằng cách đảm bảo các cơ chế tố cáo nhạy cảm về giới, các khuyến nghị của TI về luật bảo vệ người tố cáo hiệu quả và quy định về bao che các hành vi vi phạm luật pháp quốc gia. 

    Người thổi còi không đơn độc 

    Đó là khẳng định của TI. Cho đến khi các luật mạnh mẽ về tố cáo được ban hành và thực hiện ở mọi nơi, ALAC của TI luôn sẵn sàng trợ giúp. Không ai phải tố cáo tham nhũng một mình! TI cho biết, sẽ hành động để đảm bảo những người tố cáo các hành vi sai trái được giữ an toàn và câu chuyện của họ giúp mang lại công lý.

 
   (Theo thanhtra.com.vn) 

 

Các tin mới hơn
Bắt giữ cựu Thủ tướng Malaysia vì cáo buộc tham nhũng(10/03/2023)
Các tin cũ hơn
Malaysia công bố kế hoạch chống tham nhũng 5 năm(11/02/2019)
Kinh nghiệm phòng ,chống tham nhũng của Hà Lan và Đức(31/10/2018)
31 quốc gia tham nhũng nhất thế giới(18/10/2018)
Trung Quốc ngăn đảng viên tham nhũng xuất cảnh thế nào?(06/06/2018)
Ả Rập Saudi: 11 Hoàng tử và 4 Bộ trưởng bị bắt giữ vì tham nhũng(13/11/2017)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín