na
Chuyên đề PCTN
Thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp: Hối lộ… phổ biến
06/04/2012 02:44:12

Ngày 4/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Thanh tra Chính phủ đã chủ trì hội thảo công bố kết quả nghiên cứu thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam.

          Đưa “phong bì” - thông lệ chung
                             

          Nghiên cứu tập trung vào hình thức, cấp độ và quy mô của tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp tại 6 tỉnh/TP: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Cần Thơ. Kết quả thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi trực tiếp tới 270 doanh nghiệp, 7 cuộc thảo luận nhóm và 12 cuộc phỏng vấn sâu các doanh nghiệp, hiệp hội, cán bộ Nhà nước cho thấy: Hầu hết các doanh nghiệp đều thừa nhận họ vừa là tác nhân vừa là nạn nhân gây ra tham nhũng. Các doanh nghiệp đều nhận diện được những hình thức tham nhũng hiện nay trong mối quan hệ giữa khu vực doanh nghiệp với khu vực công, nhưng vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa nhận diện được tham nhũng trong chính nội bộ doanh nghiệp của mình.
           Theo kết quả nghiên cứu, quy mô tham nhũng xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực quản lý Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp từ việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh, xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất đến thuế, hải quan, quản lý thị trường, xây dựng, bảo hiểm xã hội….
 
          Hình thức tham nhũng phổ biến nhất trong quan hệ doanh nghiệp - cơ quan Nhà nước vẫn là hối lộ dưới dạng “phong bì cảm ơn, mời cơm, chiêu đãi…”. Trong quan hệ doanh nghiệp - doanh nghiệp, hình thức tham nhũng phổ biến là tiền từ việc “lại quả” theo giá trị hợp đồng. Mức độ phổ biến và quy mô tham nhũng không có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp phân theo các tiêu chí như hình thức sở hữu, lĩnh vực hoạt động, thị trường, địa bàn….
      
                      
 
                                                 Toàn cảnh Hội nghị

          “Việc đưa “phong bì” cho các cán bộ Nhà nước, trước hay sau cho dù để cảm ơn hay để “trả giá” cho việc cán bộ Nhà nước giải quyết cho doanh nghiệp khá phổ biến và là thông lệ được chấp nhận trong kinh doanh ở Việt Nam. Hơn 50% ý kiến của doanh nghiệp đồng ý về việc đưa phong bì là “theo thông lệ chung”. Gần 50% ý kiến đồng ý cho rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", nhất là trong quan hệ với cơ quan Nhà nước", ông Nguyễn Ngọc Anh, Kinh tế trưởng – Trưởng nhóm nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Phát triển cho biết.
                             
          Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Kinh tế trưởng – Trưởng nhóm nghiên cứu, để giảm thiểu vai trò của doanh nghiệp với tư cách là tác nhân của tham nhũng cần phải tăng cường minh bạch thông tin và các quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức doanh nghiệp về phòng chống tham nhũng, xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng cơ chế thực thi pháp luật nghiêm túc, chế tài mạnh và cải cách chế độ tiền lương để bảo đảm thu nhập cho cán bộ.

           Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết: Khoản chi phí không chính thức chiếm khoảng 1% trong tổng số chi phí hàng năm của doanh nghiệp; 13% doanh nghiệp có ý kiến cho rằng khoản chi phí không chính thức chiếm tới hơn 5% tổng chi phí hàng năm.
 
           Hơn nữa, 80% số doanh nghiệp được hỏi nhận định: Tham nhũng có tác động không tốt, có phần tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp vì luôn phải nghĩ cách đối phó với cơ chế “xin - cho” để tìm lối thoái, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh. Tham nhũng làm suy giảm niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với bộ máy công quyền, làm trì trệ sự phát triển của xã hội trong đó bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa.
 
         Lấp các “lỗ hổng” trong quy định pháp luật
 
 
                      Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng khẳng định công tác  phòng, chống tham nhũng
                    chỉ có thể thành công khi có vai trò quan trọng của cộng đồng các doanh nghiệp

           Ông Conrad Fzellmann, Phó Giám đốc Tổ chức hướng tới Minh Bạch nhận định: Các doanh nghiệp đã ý thức được vai trò của mình, nhưng vẫn tiếp tay cho tham nhũng bằng các khoản thanh toán không chính thức. Chuyện “hoa hồng”, “phong bì” là thường xảy ra. Hối lộ giữa khu vực tư với nhau cũng phổ biến như hối lộ giữ khu vực tư với khu vực công.
                                       

          “Cần phải nâng cao nhận thức, đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thúc đẩy hơn nữa tính liêm chính trong doanh nghiệp và khuyến khích hành động tập thể, đối thoại giữa Chính phủ với doanh nghiệp trong một số ngành, trong đầu thầu mua sắm. Khắc phục những lỗ hổng trong quy định của pháp luật”, ông Conrad Fzellmann khuyến nghị.
 
            Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, qua 5 năm thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng trên cả lĩnh vực phòng và chống tham nhũng. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp và ngay càng tinh vi. Hiện, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hơn, Một trong những mục tiêu quan trọng là tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước và trong giao dịch thương mại.
 
          Theo Tổng Thanh tra, trong cuộc chiến chống tham nhũng, không chỉ các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng, thực hiện những quy tắc ứng xử phù hợp trong hoạt động kinh doanh, kiên quyết không thực hiện hành vi đưa hối lộ dưới mọi hình thức. Các doanh nghiệp cũng phải chú trọng thực hiện công khai, minh bạch trong nội bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đủ mạnh, hoạt động hiệu quả, tích cực.
 
          “Để giảm thiểu tác động của tham nhũng và vượt qua những thách thức, Đảng, Nhà nước ta luôn thể hiện quyết tâm chính trị cao trong phòng, chống tham nhũng, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bạch vừa lâu dài, phải thực hiện đồng bộ, kiên quyết, kiến trì với bước đi vững chắc. Công tác phòng, chống tham nhũng chỉ có thể thành công khi phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị với sự đồng hành của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của cộng đồng các doanh nghiệp”, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh.

       (Theo Hồng Hà, thanhtra.com.vn)

 

Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền(27/03/2012)
Đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.(27/03/2012)
“Dẹp” tâm lý ngại công khai tài sản mới thuận quản lý cán bộ(19/03/2012)
Chống tham nhũng và bản lĩnh của Đảng cầm quyền(01/03/2012)
“Chống giặc nội xâm” - bài học về xây dựng Đảng hiện nay(20/02/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín