na
Chuyên đề PCTN
Trả lương qua tài khoản- một hướng đi đúng
16/04/2012 02:05:20

Ngày 24/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc trả lương qua tài khoản cũng nhằm phát triển và mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, góp phần chống tham nhũng, lãng phí.

Việc trả lương qua tài khoản ở nước ta đã được xúc tiến trong những năm gần đây tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc trả lương qua tài khoản cũng nhằm phát triển và mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, góp phần chống tham nhũng, lãng phí. Hơn nữa, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, việc trả lương qua tài khoản là khả thi ở những địa bàn thành phố, thị xã nơi đã lắp đặt nhiều máy giao dịch tự động (ATM) và máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS). Chính vì vậy, ngày 24/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

          Đối tượng mà Chỉ thị này yêu cầu chỉ giới hạn trong phạm vi những người đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội v.v... có nguồn chi lương từ ngân sách Nhà nước, còn các đối tượng khác ngoài đối tượng trên như người lao động trong các doanh nghiệp, người hưởng lương hưu trí v.v...thì việc trả lương vào tài khoản hay không là do sự tự nguyện của các đối tượng đó chứ không bắt buộc. Tuy nhiên, sau 6 tháng triển khai thực hiện Chỉ thị 20 thì một số tỉnh, thành phố đã hiểu chưa chính xác tinh thần của Chỉ thị 20 và đã triển khai trả lương qua tài khoản cho cả các đối tượng hưu trí.

 
          Việc ban hành Chỉ thị 20 là một chủ trương đúng đắn và đã nhận được sự đồng tình của xã hội; đối với các tổ chức uỷ thác cho ngân hàng trả lương qua tài khoản thì đã tiết kiệm được nhân lực và thời gian trong việc chi trả lương, giảm bớt lượng tiền mặt tồn quỹ từ đó hạn chế được rủi ro mất mát; đối với người lĩnh tiền lương qua tài khoản thông qua việc rút tiền từ ATM được tiếp cận công nghệ mới văn minh, hiện đại, chủ động hơn trong việc chi tiêu khi tiền lương đã được chuyển vào tài khoản; cán bộ đi công tác ở tỉnh, thành phố khác có thể giảm bớt việc phải mang tiền mặt nhiều theo người, tiền lương khi chưa rút còn được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, ngoài ra người hưởng lương còn được hưởng các dịch vụ thanh toán tiện ích khác như chuyển tiền, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, dùng thẻ để mua sắm hàng hoá, dịch vụ khi các điểm chấp nhận thẻ (POS) phát triển.

 
          Bên cạnh những mặt được của việc trả lương theo Chỉ thị 20 thì cũng còn không ít những khó khăn như thói quen ưa thích tiền mặt và tiêu tiền mặt của người dân Việt Nam đã hình thành từ nhiều năm, do đó thay đổi thói quen này không dễ gì đạt được trong một sớm một chiều.

 
          Tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của cán bộ công chức và người dân nói chung còn rất phổ biến, muốn nhận lương bằng tiền mặt, sợ rủi ro dẫn tới mất tiền do chưa hiểu rõ về công nghệ, chưa quen với việc sử dụng ATM và các thiết bị thanh toán khác, sợ có ít ATM rồi những bất lợi do trục trặc kỹ thuật đi kèm. Thực tế mặt bằng lương của đại bộ phận cán bộ công chức còn chưa cao, nên sau khi tiền được trả vào tài khoản thì lại phải rút ngay phục vụ cho tiêu dùng. Ngoài ra, nhiều đơn vị yêu cầu đặt máy ATM tại trụ sở đơn vị của mình đã gây khó khăn cho các NHTM trong việc đáp ứng các yêu cầu đó. Các chủ thẻ cá nhân chưa có thói quen sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua POS, do đó doanh số thanh toán qua POS còn thấp, điều này ảnh hưởng đến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

 
          Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, nguồn điện cung cấp, truyền thông và hệ thống thanh toán điện tử của các NHTM cũng còn không ít những hạn chế; số lượng ATM, POS cũng chưa nhiều để đáp ứng thuận lợi cho người sử dụng. Việc tìm địa điểm đặt máy ATM còn nhiều khó khăn; các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ chưa phát triển. Vấn đề bảo đảm an toàn cho máy ATM hoàn toàn do trách nhiệm từ phía các NHTM, chưa có sự hỗ trợ tích cực về an ninh của các cơ quan hữu quan đóng trên địa bàn. Các NHTM còn cạnh tranh khách hàng và thị phần với nhau bằng cách miễn phí, trong khi các đơn vị cung ứng dịch vụ là các đại lý chấp nhận thẻ thì lại thu thêm phí sử dụng thẻ trong việc khách hàng dùng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ v.v...
 
          Để Chỉ thị 20 đi vào cuộc sống ngoài sự nỗ lực của ngành Ngân hàng thì cũng rất cần sự đồng thuận, hưởng ứng của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ của chính các đối tượng nhận lương qua tài khoản.

 (PAN/Theo Phương Nguyên – sbv.gov.com)

Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Văn hóa 'lót tay, lại quả' ở doanh nghiệp(11/04/2012)
Cần phân loại, công khai trên báo chí các đối tượng có hành vi tham nhũng (10/04/2012)
Thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp: Hối lộ… phổ biến(06/04/2012)
Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền(27/03/2012)
Đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.(27/03/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín