na
Trong nước
Chính phủ ban hành Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí
17/12/2012 07:24:40

Ngày 6/12, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" giai đoạn 2012 - 2016.

Chương trình hành động nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.

Chương trình là kế hoạch dài hạn bao gồm nhiều nội dung, lĩnh vực, nhiệm vụ chủ yếu về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí giai đoạn 2012 - 2016; là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ PCTN, lãng phí.

Chương trình hành động cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN, lãng phí trên tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác PCTN, lãng phí. Nội dung Chương trình hành động phù hợp với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, các chương trình hành động khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016; Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020 và yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phòng, chống tham nhũng

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là trong việc hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện pháp luật và ban hành văn bản hành chính cá biệt, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng; bổ sung quy định cụ thể về công khai, minh bạch trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất; lĩnh vực an sinh xã hội, nông nghiệp, phát triển nông thôn; tín dụng, ngân hàng, thuế; công tác cán bộ; hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN; các quyết định trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... Đồng thời, hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tăng cường giáo dục liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch cũng như tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. Chính phủ đề cao và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, lãng phí. Cũng như phát huy vai trò của báo chí trong công tác PCTN. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ xác định cần tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi cả nước. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo mở chuyên mục trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đồng thời khuyến khích các Bộ, ngành, địa phương mở chuyên mục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên trang (cổng) thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật thông tin về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, ngành, địa phương mình. Các cơ quan thông tấn, báo chí duy trì thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của Đảng, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng thời lượng và nội dung thông tin về những giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mang lại hiệu quả thiết thực, những nhân tố tích cực, điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và kịp thời phê phán những biểu hiện về lối sống xa hoa, lãng phí trong xã hội.

Chính phủ xác định nhiệm vụ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; trong quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng; quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên…

Đặc biệt trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Kiên quyết thu hồi, xử lý theo quy định đối với những trường hợp trang bị tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ… Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nước theo hướng hiệu quả; tránh việc phân bổ vốn không đúng đối tượng, sai mục đích. Trong quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan và tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Ngoài ra, cần thực hiện tốt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động, thời gian làm việc trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quản lý được giao triển khai nghiên cứu để tiến tới xây dựng và ban hành các tiêu chí làm cơ sở đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong năm 2013, các bộ, các cơ cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, để làm cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí áp dụng trên phạm vi cả nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân tại địa phương, làm cơ sở theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn.

Các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý vốn, tài sản, chi phí, giá thành, lao động, thời gian lao động, làm cơ sở đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của tập đoàn, tổng công ty, công ty.

Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước ban hành phải đảm bảo tính khoa học, đúng quy định tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phù hợp với tình hình thực tế, phong tục, tập quán tại địa phương.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTN, lãng phí; luôn xác định PCTN, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu, mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

                       (Theo VP. BCĐTW về PCTN)
                             

Các tin mới hơn
Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý(07/02/2023)
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực(31/03/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022(13/12/2021)
Cụm thi đua số 2: Tổng kết công tác năm 2021 và Thi đua chuyên đề giai đoạn 2020-2021(06/12/2021)
Kỷ luật 4 cán bộ công an tha tù sớm cho Phan Sào Nam(06/12/2021)
Các tin cũ hơn
Còn tình trạng công chức hành dân và... “hành lẫn nhau”(11/12/2012)
Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tụt 11 bậc (10/12/2012)
Tham nhũng đất đai, tiêu cực của chính quyền là... rất đau lòng!(07/12/2012)
Tổ chức Hướng tới Minh bạch hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng (07/12/2012)
Quốc tế giúp Việt Nam chống tham nhũng cấp địa phương(07/12/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín