na
Chuyên đề PCTN
Tăng cường phối hợp giữa Văn phòng BCĐ và các cơ quan Thanh tra, Viện Kiểm sát, Toà án để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng.
19/10/2012 03:00:24

Đó là nội dung phát biểu tham luận của Đồng chí Lê Xuân La, Phó trưởng ban Thường trực-Chánh Văn phòng BCĐ PCTN tỉnh Hải Dương tại Hội thảo trước Đối thoại với các nhà tài trợ quốc tế về PCTN lần thứ 11 được tổ chức tại Thành phố Hạ Long ngày 16, 17/10 vừa qua. (Dưói đây là nội dung tham luận)

Đ Được sự phân công của Ban tổ chức cuộc Hội thảo, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh Hải Dương xin tham luận một số ý kiến chuyên đề về “Hiệu quả trong phối hợp hoạt động giữa Văn phòng BCĐ về PCTN, Thanh tra, Công an, Viện KSND, Toà án nhân dân ở địa phương trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng” ở địa phương” như sau:

   Chúng ta đều biết: Tham nhũng là hành vi nguy hiểm, được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn nên việc phát hiện và xử lý sẽ rất khó khăn nếu chỉ sử dụng các biện pháp thông thường đã được quy định trong pháp luật về tố tụng hình sự mà không có sự phối hợp thường xuyên, đồng bộ giữa các cơ quan có chức năng liên quan, nhất là các ngành Công an, Viện Kiểm sát, Toà án và Thanh tra.. v..v... Về phương diện pháp luật, chúng ta đã có khá đủ những phương tiện cần thiết để đấu tranh với tệ tham nhũng. Chúng ta có hệ thống các cơ thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, v.v., và các cơ quan này cũng đã được pháp luật quy định đầy đủ quyền hạn để đấu tranh với tham nhũng. Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định rõ ràng về cấu thành các hành vi tham nhũng, hình phạt đối với tội danh tham nhũng cũng rất nghiêm khắc.

Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh phức tạp, đòi hỏi nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, nhiệm vụ chống tham nhũng được giao cho nhiều cơ quan khác nhau, với nguyên tắc toàn bộ các cơ quan nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội có trách nhiệm tham gia đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng hiện nay còn thấp, không phải do thiếu pháp luật, thiếu cơ chế hay vì không có cơ quan độc lập chuyên trách mà do pháp luật chưa được thi hành đầy đủ, nghiêm túc; cơ quan có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm của mình cũng như chưa có sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng. Do các nỗ lực chống tham nhũng của các cơ quan còn mang tính riêng lẻ, thiếu sự thống nhất và phối hợp chưa chặt chẽ nên hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 một mặt tiếp tục đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm của mình trong đấu tranh chống tham nhũng; mặt khác định ra các phương thức mới, giải pháp mới, cả về mặt tổ chức để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này, trong đó có việc quy định thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và cấp tỉnh với tư cách là cơ quan tham mưu và phối hợp, điều phối hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chống tham nhũng chung của tất cả các cơ quan này.

Các cơ quan: Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, là những cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng. Nhưng nếu để các cơ quan này hoạt động biệt lập khép kín, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ thì khó có thể phát huy được hiệu quả, chính vì vậy cùng với quy định thành lập các Ban Chỉ đạo; Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng và các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan Công an, Thanh tra, Viện Kiểm sát nhân dân; Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành đã quy định nhiều nội dung quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát với những nội dung cơ bản là : Nhấn mạnh trách nhiệm của từng cơ quan trong phòng, chống tham nhũng và đặc biệt là trách nhiệm phối hợp; Phân định rõ ràng hoạt động phối hợp chung nhằm phòng ngừa tham nhũng và phối hợp trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm. 

Riêng Thanh tra Chính phủ, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 còn quy định thêm một số trách nhiệm với vai trò là đầu mối trong việc theo dõi, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Điều 76 quy định Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm: “Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.  Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng”.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng còn được thể hiện trong nhiều văn bản khác như: Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT ngày 23-5-2006 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố; Thông tư liên tịch số 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA ngày 19-11-2007 của Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về chế độ trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng.. v.v..

Về nội dung phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án, các Điều 80, 81, 82 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định các cơ quan có trách nhiệm “Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng”. “Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thông báo với viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên”. “Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho viện kiểm sát thì viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ”.

Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục nhấn mạnh cần tiếp tục “Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại. Nghiên cứu từng bước áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng”.

Các quy định nêu trên vừa quy định phương thức phối hợp công tác giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc, giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt vụ việc tham nhũng trong quá trình hoạt động của các cơ quan này.

Thực hiện các quy định nói trên của pháp luật; ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo PCTN tỉnh Hải Dương đã luôn đặc biệt quan tâm chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp nói chung, nhất là các cơ quan Thanh tra, Công an, TAND, VKSND trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng; trong tiếp nhận, xử lý tin báo tố cáo tham nhũng và bảo vệ người tố cáo, đấu tranh với tham nhũng ở địa phương, cụ thể là:

1. Kịp thời ban hành các Chương trình, Kế hoạch, Quy chế tạo cơ sở pháp lý, phân công rõ trách nhiệm từng cơ quan trong quá trình phối hợp và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định đó (như: Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 13/3/2008 phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo PCTN tỉnh theo dõi các địa bàn, lĩnh vực; Quyết định số 03/QĐ-BCĐ ngày 25/4/2008 về Chế độ thông tin, báo cáo trong PCTN; Chương trình số 43/CT-LT ngày 30/6/2008 về phối hợp chỉ đạo công tác tuyên truyền thực hiện Luật PCTN; Kế hoạch số 128/KH-LT ngày 28/6/2009 về phối hợp đưa nội dung công tác PCTN vào chương trình giảng dạy tại các trường học; Quyết định số 122/QĐ-BCĐ ban hành Quy định về phối hợp tiếp nhận, xử lý tin báo tố cáo tham nhũng; Quyết định số 121/QĐ-BCĐ về phối hợp với Báo chí trong phát ngôn và cung cấp thông tin về PCTN..v..v..).

2. Hàng tháng, tại phiên họp thường kỳ Ban Chỉ đạo nghe các ngành báo cáo và cho ý kiến, xử lý các thông tin trong quá trình phối hợp giải quyết các vụ việc cụ thể; nhất là trao đổi giữa các ngành về các vụ việc còn có những ý kiến khác nhau để bàn biện pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, điều tra, xử lý vụ việc.

3. Chỉ đạo ngành Thanh tra (gồm cả Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành phố, Thanh tra các sở, ngành...) chủ động trao đổi, phối hợp với cơ quan điều tra phân loại tính chất, mức độ từng vụ việc sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra, báo cáo Ban Chỉ đạo, kịp thời chuyển cơ quan điều tra khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu tham nhũng; qua đó bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc hơn.

4. Đối với các ngành Công an, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, bên cạnh việc duy trì chặt chẽ chế độ giao ban 3 ngành định kỳ hàng tháng và đột xuất để thông báo tình hình các vụ việc, vụ án nói chung xảy ra trên địa bàn; các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được lãnh đạo ba ngành chỉ đạo thảo luận sâu kỹ, kịp thời hơn; nhất là phương án điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp tư pháp; xác định tội danh, thẩm quyền..v.v..; đã hạn chế được tình trạng kéo dài, hồ sơ phải trả đi trả lại, ảnh hưởng không tốt trong dư luận nhân dân.

Do có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của Văn phòng BCĐPCTN tỉnh và các ngành Thanh tra, Điều tra, VKS, TAND những năm qua tỉnh Hải Dương đã khởi tố, truy tố đưa ra xét xử 16 vụ án tham nhũng với 43 bị can, (trong đó: Đưa và nhận hối lộ 3 vụ 16 bị can; tham ô tài sản 5 vụ 10 bị can; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 5 vụ 7 bị can; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 2 vụ 9 bị can; giả mạo trong công tác 1 vụ 1 bị can) với mức hình phạt thoả đáng được dư luận đồng tình, hoan nghênh; đã thu hồi hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Một số vụ việc khác có dấu hiệu tham nhũng nhưng vì thiệt hại xảy ra không lớn, hậu quả đã được khắc phục kịp thời, có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác đã được Ban Chỉ đạo và các ngành tố tụng thống nhất chuyển xử lý bằng các biện pháp hành chính.

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được nêu trên; phải thẳng thắn thừa nhận rằng: do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là nhiều quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, đầy đủ; cơ chế phối hợp trong thanh tra, phát hiện, điều tra xử lý các vụ việc tham nhũng chưa được cụ thể hoá; trách nhiệm tổ chức thực hiện chưa được tuân thủ nghiêm ngặt; vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy, trong khi đấu tranh chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm; do đó hiệu quả phối hợp giữa các ngành, các khâu chưa cao, dẫn đến hậu quả là:

-  Số vụ việc sai phạm về kinh tế, nhất là trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi tài chính, hoạt động tín dụng, ngân hàng..v.v...; do yÕu kÐm trong c«ng t¸c qu¶n lý kinh tÕ, qu¶n lý x· héi vµ qu¶n lý Nhµ n­íc; nhiều s¬ hë trong qu¶n lý ch­a ®­îc xem xÐt kh¾c phôc nghiªm tóc; thñ tôc hµnh chÝnh cßn r­êm rµ, nhiÒu quy ®Þnh ch­a s¸t thực tiễn, thiÕu ®ång bé. ViÖc ph¸t hiÖn, xö lý téi ph¹m vµ c¸c hµnh vi tham nhòng ch­a tèt còn do c¬ chÕ kiÓm tra, thanh tra; hÖ thèng ph¸p luËt vÒ phßng, chèng tham nhòng chưa hoàn thiện. Số vụ việc vi phạm và giá trị tài sản bị xâm hại được phát hiện qua thanh tra hàng năm là khá lớn; nhưng chưa được điều tra làm rõ bản chất, động cơ, mục đích của sai phạm; không thu thập được chứng cứ chứng minh dấu hiệu vụ lợi, nên không thể chuyển cơ quan điều tra để khởi tố về hình sự. Nhiều vụ việc giữa cơ quan Thanh tra và cơ quan điều tra chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhận thức pháp luật còn khác nhau, thiếu thống nhất; cơ quan Thanh tra chưa kiên quyết, chủ động chuyển hồ sơ do đó số vụ việc được chuyển cho cơ quan Công an điều tra còn rất ít, chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tội phạm tham nhũng xảy ra trên địa bàn.  

- Các vụ án về tham nhũng được khởi tố phần lớn đều xảy ra từ lâu, việc thu thập chứng cứ rất khó khăn, bị can lại là đối tượng có chức, có quyền, có trình độ, có nhiều mối quan hệ để che chắn; nhiÒu tr­êng hîp c¸c sæ s¸ch, chøng tõ…®· bÞ x¸o trén hoÆc kh«ng cßn ®Çy ®ñ, nªn viÖc thu thËp chøng cø ®Ó kÕt luËn vô viÖc tham nhòng khã kh¨n vµ th­êng kÐo dµi. Quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có nhiều tình tiết mới phát sinh, các cơ quan tố tụng không thể cùng nắm bắt được hết ngay từ đầu; nhất là các tình tiết liên quan đến việc định tội danh, xác định giá trị thiệt hại, vai trò của từng bị can trong các vụ án đông người..v.v...; do vậy hầu hết các vụ án tham nhũng đều bị trả đi trả lại hồ sơ nhiều lần để điều tra bổ sung (thường là phải từ 1 đến 2 năm mới được giải quyết dứt điểm), tác dụng răn đe, phòng ngừa do đó bị hạn chế.

- Theo quy định của pháp luật thì việc xử lý các tin báo tội phạm nói chung (kể cả tin báo tội phạm về tham nhũng) phải được chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh trong vòng không quá 20 ngày đối với các việc thông thường, không quá 2 tháng đối với các việc phức tạp; phải ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên do việc xác minh các dấu hiệu phạm tội về tham nhũng là rất khó khăn, phức tạp; các cơ quan tố tụng phải rất thận trọng để tránh oan, sai ảnh hưởng trách nhiệm cá nhân và uy tín, danh dự của đối tượng; hầu hết việc xử lý các đơn thư, tin báo đều bị kéo dài quá thời hạn, mặt khác do chưa quy ®Þnh rõ tr¸ch nhiÖm vÒ chËm b¸o tin téi ph¹m tham nhòng và vi phạm thời hạn xác minh tin báo tội phạm cña ng­êi cã thÈm quyÒn trong c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ (kể cả Thanh tra nhà nước và cơ quan điều tra), nên việc phối hợp giữa các cơ quan trong khâu này thời gian qua ở địa phương hiệu quả còn thấp.

Qua thực tiễn, có thể rút ra một số kinh nghiệm giải pháp để tiếp tục tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo PCTN cấp tỉnh với các cơ quan Thanh tra, Công an, VKSND, TAND trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng trong thời gian tới đó là:

1. Phải chủ động ban hành các văn bản của địa phương để cụ thể hoá nội dung các quy chế phối hợp của Trung ương; trong đó đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, của người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị với tư cách là thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về nội dung, phương thức, thời hạn phối hợp trao đổi; làm cơ sở pháp lý để kiểm tra, đôn đốc và kiểm điểm trách nhiệm từng cơ quan trong quá trình giả quyết từng vụ việc cụ thể.

2. Cần có các cơ chế hợp lý để mở rộng việc tiếp nhận thông tin phản ảnh về các vụ việc tham nhũng; trong đó có Chuyên mục tiếp nhận tin báo tố cáo tham nhũng trên cổng thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo PCTN tỉnh; vai trò chủ động chia sẻ thông tin từ các cuộc thanh tra kinh tễ xã hội khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng; vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong quá trình giám sát, phản biện xã hội, thu thập thông tin, tiếp nhận tin báo tố cáo tham nhũng thông qua việc duy trì đặt các hòm thư tố giác tham nhũng tại các cơ quan, địa phương, đơn vị; vai trò của các cơ quan Báo chí, phóng viên báo chí trong quá trình thực hiện các chuyên đề, phóng sự điều tra về tham nhũng ..v..v..Khen thưởng động viên kịp thời; đi đối với khẩn trương triển khai các biện pháp bảo về người đấu tranh, tố cáo, phát hiện tham nhũng cả về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và quyền lợi...

3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo; vai trò, trách nhiệm của Văn phòng BCĐ trong việc nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất giúp Ban Chỉ đạo PCTN cấp tỉnh chỉ đạo điều phối hoạt động giữa các ngành Thanh tra, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong quá trình giải quyết từng vụ án tham nhũng từ khâu tiếp nhận thông tin, xử lý tin báo, xác minh ban đầu, thu thập chứng cứ, khởi tố điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu hồi tài sản, thực hiện đúng tiến độ, tuân thủ đúng thời hạn luật định. Kịp thời chỉ đạo xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh mới; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các ngành chức năng nhằm đạt được sự thống nhất theo quy định của pháp luật.

4. Duy trì chặt chẽ các phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo và các phiên giao ban của 3 ngành làm án theo đúng quy chế; các ngành Thanh tra, Công an, VKSND, TAND có trách nhiệm phản ảnh tình hình, báo cáo tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng; Thực hiện nghiêm chế độ chia sẻ thông tin dữ liệu chung về PCTN giữa BCĐ và các cơ quan Thanh tra, cơ quan điều tra, VKSND, xử lý kịp thời, đúng luật các thông tin liên quan, các tin báo tố cáo tham nhũng để tránh biểu hiện khép kín, bỏ lọt tội phạm tham nhũng.

Qua thực tiễn chỉ đạo ở địa phương, Ban Chỉ đạo PCTN tỉnh Hải Dương đề nghị:

1.Cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, cụ thể là:

-  Söa ®æi, bæ sung BLHS theo h­íng téi ph¹m ho¸ nh÷ng hµnh vi quy ®Þnh kho¶n 9, 10, 11, 12 ®iÒu 3 LuËt phßng, chèng tham nhòng vµo môc A ch­¬ng 21 Bé luËt h×nh sù, ®¶m b¶o ph¸t huy hiÖu qu¶ c«ng t¸c ®Êu tranh phßng, chèng téi ph¹m tham nhòng. Có quy định cụ thể về việc thiÕt lËp ®­êng d©y nãng ®Ó tiÕp nhËn c¸c tin b¸o tố cáo téi ph¹m tham nhòng đÓ xö lý kÞp thêi, chÝnh x¸c c¸c tin b¸o tố cáo tiÕp nhËn ®­îc. B sung Quy chÕ phèi hîp gia c¸c lùc l­îng C«ng an, Qu©n ®éi, Thanh tra, KiÓm tra жng…®Ó cã lùc l­îng kiÓm tra, xem xÐt c¸c nguån tin. T¹i ®iÒu 7 LuËt phßng, chèng tham nhòng

2.  §Ò nghÞ t¨ng c­êng c¬ së vËt chÊt, ph­¬ng tiÖn lµm viÖc cho c¸c ®¬n vÞ chuyªn tr¸ch ®Êu tranh chèng tham nhòng. CÇn trang bÞ c¸c ph­¬ng tiÖn hiÖn ®¹i ®Ó phôc vô cho viÖc thu thËp tµi liÖu, chøng cø kÞp thêi. B trí kinh phÝ, ®¶m b¶o chi cho c¸c ho¹t ®éng, nht là chi tr cho ng­êi cung cÊp tin báo tố giác tham nhũng, tæ chøc x¸c minh ban ®Çu, chi cho nh©n chøng…Cã chÝnh s¸ch ­u ®·i, chÕ ®é phô cÊp phï hîp ®èi víi c¸c ®iÒu tra viªn, kiÓm s¸t viªn, c¸n bé ë c¸c cơ quan chuyên trách về phòng, chèng tham nhòng.

3.  Rµ so¸t c¸c v¨n b¶n về quản lý kinh tế xã hội, vÒ phßng ngõa tham nhòng ®Ó söa ®æi, bæ sung hoàn thiện, phï hîp víi c¸c quy ®Þnh cña §¶ng vµ Nhµ n­íc ®Ó ph¸t huy hiÖu qu¶ phßng, chèng tham nhòng.

4. Chñ ®éng qu¶n lý th«ng tin, tin b¸o tố cáo vÒ téi ph¹m tham nhòng tõ nhiÒu nguån: C¬ quan Thanh tra, c¸c c¬ quan Nhµ n­íc, tæ chøc ChÝnh trÞ-x· héi, c¸c ph­¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng; phèi hîp chÆt chÏ gi÷a c¸c c¬ quan tiÕn hµnh tè tông ®­a ra khëi tè, ®iÒu tra, truy tè xÐt xö kÞp thêi, nghiªm minh téi ph¹m tham nhòng ®Ó ph¸t huy hiÖu qu¶ trong c«ng t¸c phßng, chèng tham nhòng.

5. Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế; định kỳ sơ kết, tổng kết kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng PCTN về các nội dung quan trọng này./.

     (BBT)

Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
“Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng” (18/10/2012)
Tham nhũng lĩnh vực ngân hàng tăng cao, gây hậu quả nghiêm trọng (21/09/2012)
'Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn'(12/09/2012)
Để chặt đứt các nhóm lợi ích (10/09/2012)
Chưa minh bạch là dung dưỡng tham nhũng(10/09/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín