na
Tuyên truyền PCTN
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, các cơ chế, chính sách để không dám, không thể và không cần tham nhũng
09/06/2015 03:52:12

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo, để chống tham nhũng hiệu quả, cần phải tiếp tục hoàn thiện các giải pháp từ quy định pháp luật đến tổ chức thực hiện để mọi người không dám, không thể và không cần tham nhũng.

Phóng viên (PV): Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) vừa được công bố cho thấy, những nỗ lực kiểm soát tham nhũng đến nay chưa đem lại nhiều kết quả như mong đợi. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Viện trưởng Đinh Xuân Thảo: Kết quả PAPI dựa trên trải nghiệm của hơn 13 nghìn người dân được chọn ngẫu nhiên ở tất cả 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Ý kiến của người dân về chỉ số kiểm soát tham nhũng cũng phù hợp với đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; đánh giá của Chính phủ báo cáo trước Quốc hội. Giám sát của Quốc hội, HĐND về công việc này cũng thấy, tham nhũng đang là vấn đề rất nghiêm trọng, là một nguy cơ cần phải tiếp tục có giải pháp mạnh hơn nữa để hạn chế, đẩy lùi.

Trong năm qua, chúng ta đã tập trung xét xử được một số vụ án lớn nhưng vẫn chưa có tác dụng nhiều. Chúng ta mới chủ yếu phát hiện tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt, còn những vụ tham nhũng cực lớn lại chưa được xử lý một cách hiệu quả, như: Vụ hối lộ làm đường sắt trên cao, nước ngoài phát hiện rõ ràng và nói có đưa hối lộ cho người Việt Nam, nhưng là ai thì ta lại chưa tìm ra.

Ở một số nước như: Mỹ, Anh,.. Luật Phòng, chống tham nhũng của họ tập trung xử lý hành vi tham nhũng, hối lộ ra bên nước ngoài. Tới đây, khi sửa đổi Bộ luật Hình sự cần sửa vấn đề này.

PV: Một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả thời gian qua là do hành lang pháp lý chưa chặt chẽ. Vậy, theo ông, cần phải có giải pháp nào đủ mạnh để “đánh” giặc “nội xâm”?

Viện trưởng Đinh Xuân Thảo: Phải công nhận, công tác phòng, chống tội phạm nói chung, phòng, chống tham nhũng nói riêng thời gian qua cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Nhưng thực tế rõ ràng là làm thế chưa đủ như: Kê khai tài sản rồi nhưng kiểm soát, kiểm tra thế nào? Việc sử dụng tiền mặt thì khó quản, nhà đất cũng vậy. Người ta đâu đứng tên mà đứng tên con cháu thì quy định phải thế nào? Cho nên, chúng ta vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các giải pháp từ quy định pháp luật đến tổ chức thực hiện để người ta không dám, không thể và không cần tham nhũng.

Tất cả mọi thứ phải công khai, minh bạch. Nếu bị trừng trị nặng thì sẽ không dám tham nhũng. Lương cao thì sẽ không muốn tham nhũng vì có thể mất cả sự nghiệp. Nhưng lương thấp, không đủ nuôi gia đình, trong khi lại có người đưa hối lộ, muốn đấu tranh vượt qua cũng khó. Nên muốn phòng, chống tham nhũng hiệu quả cũng cần có chế độ cho thỏa đáng cho cán bộ công quyền.

PV: Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ vừa ký ban hành Thông tư liên tịch quy định tăng mức thưởng cho người tố cáo tham nhũng lên đến 3,4 tỷ đồng. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Viện trưởng Đinh Xuân Thảo: Đây là một giải pháp có tác dụng nhất định để giảm tham nhũng. Nhưng tôi cho rằng, phải tổng hợp nhiều giải pháp, trong đó có việc làm thế nào để khuyến khích người dân thực sự đấu tranh chống tham nhũng thì mới ngăn chặn được tham nhũng một cách hiệu quả. 

Chẳng hạn: Khi có người nhà bị bệnh nặng vào viện, buộc phải đưa hối lộ, nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đưa hối lội rồi tố cáo thì bản thân người đưa cũng đã phạm tội, thế nên người dân dù có bị “vòi vĩnh”, “đòi hối lộ” cũng không muốn tố cáo. Tất nhiên, nếu người nào chủ động đưa hối lộ để chạy chức, chạy quyền thì phải xử, nhưng trường hợp buộc đưa hối lộ mà người ta tố cáo, thì bản thân họ không chịu trách nhiệm hình sự.

PV: Vậy để khuyến khích người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tránh tình trạng “thờ ơ” với tham nhũng, ông đồng tình với việc nên bỏ tội “đưa hối lộ” trong Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) tới đây?

Viện trưởng Đinh Xuân Thảo: Đúng vậy. Hối lộ có chuyện người đưa, nhận và trung gian hối lộ. Nếu quy định vậy, chính người nhận hối lộ sẽ sợ vì bất cứ lúc nào cũng có thể bị người đưa hối lộ tố. Đây là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn người nhận hối lộ.

PVXin trân trọng cảm ơn ông!

                           (Theo Thu Hằng, báo Điện tử ĐCSVN)

Các tin mới hơn
Tăng cường kiểm tra, giám sát để chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng(07/07/2021)
Không ngừng, không nghỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng(01/02/2021)
93% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng(06/11/2020)
Một số điểm mới trong chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn tại Luật Phòng chống tham nhũng 2018.(20/12/2019)
PHÒNG CHỐNG "THAM NHŨNG VẶT"(15/11/2019)
Các tin cũ hơn
Việt Nam và Myanmar thúc đẩy hợp tác phòng chống tham nhũng(08/05/2015)
Thu hồi tài sản tham nhũng - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế (25/03/2015)
Nâng cao vai trò của biếm họa trong công tác phòng, chống tham nhũng(06/03/2015)
Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đã phát huy tác dụng(21/01/2015)
Sẽ nhân rộng các mô hình Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng thành công (24/12/2014)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín