na
Chuyên đề PCTN
Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi: Đừng trở thành rào cản
09/11/2012 04:30:38

Đó là nhận định chung của hầu hết các vị đại biểu tham gia cuộc hội thảo "Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí” do Báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng MEC (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức ngày 15-10.

Ngược với Luật Báo chí và Luật PCTN hiện hành?

Tại Điều 7 Luật Báo chí đã quy định: "Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng VKSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”. Quy định trên cũng hoàn toàn phù hợp với Luật PCTN hiện hành được coi là "lá chắn thép” để bảo vệ, giữ bí mật cho người cung cấp thông tin cho báo chí, đặc biệt liên quan đến nguồn tin về chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, qua một số lần điều chỉnh, Dự thảo Luật PCTN sửa đổi vừa được bổ sung trong khoản 4 tại Điều 101 về "Vai trò và trách nhiệm của báo chí”, trong đó có nội dung: "Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Như vậy, nếu Dự thảo Luật PCTN sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 (22-10-2012), thì vô hình chung, bất kỳ một cơ quan Nhà nước nào cũng đều có quyền đến cơ quan báo chí để yêu cầu cung cấp nguồn tin mà cơ quan báo chí sử dụng để đăng tin bài về vấn đề tham nhũng, tiêu cực. Trước quy định mới được đưa vào Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Trưởng Ban Kinh tế, Báo Tiền Phong cho rằng: "Theo Luật Báo chí, phóng viên có quyền từ chối hoặc tìm lý do khác để khai báo, tránh ảnh hưởng và liên lụy đến nguồn tin. Tuy nhiên, việc quy định như trong Dự thảo Luật PCTN, sẽ gây nguy hiểm cho người cung cấp thông tin cho báo chí”. Ông Kiên nêu vấn đề: "Không ai dám khẳng định việc cơ quan chức năng sau khi được cung cấp thông tin, tài liệu, và nguồn tin họ sẽ dùng vào mục đích tốt chứ không phải lợi dụng vào đó để phục vụ cho lợi ích và động cơ cá nhân, gây hại cho nguồn tin?”.

Ở góc độ cơ quan Nhà nước về quản lý báo chí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Pháp luật Chính sách, Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ ra một thực tế rằng: "Đấu tranh PCTN là công việc vô cùng khó khăn, các nhà báo ngoài việc thu thập thông tin còn phải bảo vệ người cung cấp thông tin cho mình, tránh các hệ lụy đối với họ”.

Theo ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nguồn tin là nguồn sống của báo chí. Khoản 4 Điều 101 trong Dự thảo Luật PCTN nói rằng báo chí phải cung cấp cho rất nhiều đối tượng như vậy là Luật chưa quy định rõ ràng. "Phải thấy rằng báo chí có thông tin là sống còn. Chống tham nhũng cũng vậy. Nếu chống tham nhũng không có nguồn tin là "bó tay”. Phải xác định rõ ràng việc cung cấp thông tin quý báu cho PCTN là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng. Nhà báo là người có điều kiện để khai thác thông tin. Phải thấy được ưu thế của báo chí, ông Lộc khẳng định.

Nên cân nhắc kỹ lưỡng

Xin được nhắc lại rằng, tại Hội nghị Trung ương 5 bàn về PCTN, lãng phí vừa qua, đi tìm một trong những nguyên nhân của việc PCTN chưa đạt yêu cầu đề ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi: "Phải chăng là do chưa phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của nhân dân, của công luận?”. Vai trò giám sát của công luận ở đây được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến chính là báo chí. Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề PCTN, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng đã nhận định rằng, báo chí đã phản ánh tích cực công tác PCTN, tiêu cực, thất thoát, lãng phí, rung lên những tiếng chuông cảnh báo để các cơ quan quản lý có biện pháp chấn chỉnh, thay đổi, nâng cao hiệu quả công tác PCTN. "Vì thế, chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích trên với các quy định của pháp luật để có cách xử lý cho phù hợp mà vẫn cổ vũ, khuyến khích báo chí tiếp tục mạnh dạn, đấu tranh chống tiêu cực, tham ô, tham nhũng”- ông Tiến nhấn mạnh.

Trong quá trình thẩm tra, nội dung này đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội lưu ý rằng: "Cần xử lý rõ ràng, tránh xung đột, mâu thuẫn với các nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực đạo đức về bảo vệ nguồn tin của nghề báo”. Theo bà Hà Kim Chi, Hội Nhà báo Việt Nam, việc bảo vệ nguồn tin là trách nhiệm sống còn của nhà báo. Nếu chưa kết thúc vụ việc đã phải trình bày các thông tin đến rất nhiều đối tượng như vậy sẽ khai thác thông tin tiếp theo thế nào? Nếu dừng lại thì ai chống tham nhũng, tiêu cực? "Tôi nghĩ, cần thêm điều luật bảo vệ nhà báo. Phải coi chống tiêu cực là thi hành nhiệm vụ đặc biệt và các hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp sẽ phải bị xử lý nghiêm minh”- bà Chi nhấn mạnh. Qua bài học xương máu từ bản thân, nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên cho rằng: "Luật PCTN không nên có điều luật "trói” anh em báo chí tác nghiệp, làm giảm hiệu lực hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Cơ quan soạn thảo luật phải sáng suốt cho ra những điều luật để bảo vệ anh em báo chí để chống tham nhũng hiệu quả hơn”. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhấn mạnh thêm: "Việc quy định báo chí không tiết lộ nguồn tin là quy định phổ biến của thế giới. Chúng ta có tiếp thu vào luật cũng là biểu thị thái độ. Khi hội nhập thì phải tiếp thu những thông lệ tiến bộ của thế giới”.

Xin được nói thêm rằng, để báo chí tham gia PCTN có hiệu quả, các quy định trong dự thảo Luật PCTN sửa đổi phải hợp lý, minh bạch, rõ ràng để dễ dàng thực hiện, đừng để những quy định pháp luật lại trở thành rào cản của báo chí, hay "tấm lưới thưa” trong bảo vệ người cung cấp nguồn tin cho chống tham nhũng.
 
           (theoH.Vũ-K.Ly/nguồn Báo mới.com).
Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật PCTN: Cơ quan chống tham nhũng nên độc lập (05/11/2012)
Cần quyết liệt, triệt để, nghiêm minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng (30/10/2012)
Thuế và tham nhũng(23/10/2012)
Tăng cường phối hợp giữa Văn phòng BCĐ và các cơ quan Thanh tra, Viện Kiểm sát, Toà án để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng.(19/10/2012)
“Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng” (18/10/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín