na
Tuyên truyền PCTN
ĐBQH băn khoăn sao “tham nhũng vẫn hồn nhiên nhảy múa...”
31/10/2016 09:02:13

Chiều ngày 28/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo về công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Phải chăng có "tham nhũng chồng tham nhũng"?

 

Trong khi đó, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) chia sẻ rất băn khoăn khi nghe báo cáo tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến và tính chất rất nghiêm trọng.

“Chúng ta có đầy đủ thể chế, đầy đủ công tác cán bộ, tổ chức bộ máy rất mạnh mẽ, chặt chẽ, có các cơ quan chuyên trách PCTN, điều kiện cơ sở vật chất tăng cường mạnh mẽ, Đảng, Nhà nước cực kỳ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mà dường như tình trạng tham nhũng vẫn tiếp tục hồn nhiên nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật”, ĐB Nhưỡng đánh giá.

ĐB cũng cho biết, hết sức trăn trở khi có nhận định phải chăng có tình trạng "tham nhũng chồng tham nhũng". Thậm chí, cơ quan chống tham nhũng có khả năng bảo vệ, bao che cho tham nhũng.

 

Trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp, theo ĐB là chủ trương đúng nhưng đang có lỗ hổng lớn, làm thất thoát tài sản Nhà nước hàng ngàn tỉ đồng nhờ những mánh khoé, thủ đoạn trong lĩnh vực sử dụng đất, cố tình định giá tài sản thấp để đẩy sang tư nhân. Cho nên, ông Nhưỡng đề xuất, cần phải có chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017 về vấn đề này. Chính phủ cũng phải thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các tổng công ty Nhà nước.

ĐB Nguyễn Thái Học (tỉnh Phú Yên) cũng băn khoăn, khi thấy tội phạm giảm nhưng vi phạm pháp luật lại tăng. Vi phạm pháp luật tăng, nhưng xử lý vi phạm lại giảm.

Dẫn chứng nhận định tình hình vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến, đa dạng và phức tạp, nhưng xử phạt giảm 7,39% số vụ, 0,43% số tiền, giảm hơn 500.000 đối tượng… theo ĐB, cho thấy sự thiếu quan tâm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong xử lý vi phạm hành chính.

“Xử lý vi phạm hành chính như thế là không nghiêm, có thể hành chính hóa quan hóa quan hệ hình sự, trong đó có tội tham nhũng”, ĐB Nguyễn Thái Học nêu quan điểm.

 

Cán bộ phải chứng minh sự trong sạch tài sản của mình

 

ĐB Nguyễn Tiến Sinh (tỉnh Hòa Bình) đặt vấn đề, công tác PCTN là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nếu không sớm được đẩy lùi thì thực sự là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ bởi lòng dân đã không yên.

“Tham nhũng làm kiệt quệ ngân khố của quốc gia, kìm hãm sự phát triển của đất nước, xâm phạm quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt đã làm tha hóa nhiều cán bộ mà Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích”, ĐB Sinh bày tỏ.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Hoà Bình đánh giá cao việc Chính phủ nhìn nhận nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bởi điều đó cho thấy quyết tâm Chính phủ nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp.

Nhiều vụ án tham nhũng ngàn tỷ được xét xử với những bản án hết sức nghiêm khắc đã làm nức lòng nhân dân. Tuy vậy, theo ĐB Sinh, thu hồi tài sản lại không đáng là bao so với số tiền thất thoát.

“Vậy ngàn tỷ tham nhũng đã đi đâu, được dùng vào việc gì, ai đã nhận nó vẫn là câu hỏi của nhân dân chờ các câu trả lời từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu không biết tiền đã đi đâu thì làm sao thu hồi được, làm sao diệt tham nhũng được tận gốc”, ĐB Nguyễn Tiến Sinh nêu.

Theo ĐB Sinh, dể công tác PCTN đạt kết quả nếu chỉ dựa vào quy định PCTN thì chưa đủ vì nó chỉ giải quyết phần ngọn. Cho nên, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Cán bộ, công chức, Luật PCTN….

“Cán bộ, công chức có tài sản phải chứng minh sự trong sạch tài sản của mình, nếu không chứng minh được phải coi đó là tài sản do tham nhũng mà có, không thể giải thích qua quýt là của ông anh, bà chị, cô em kết nghĩa cho là xong chuyện. Mọi cán bộ công chức, viên chức phải chịu sự kiểm soát tài sản của mình”.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân giám sát, có chính sách bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng.

 

“Ta hay đồng đội tham nhũng cũng phải xử lý cứng rắn”

 

Cho ý kiến về công tác PCTN, ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) đánh giá, đạt nhiều kết quả, nhất là cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước được phát hiện và xử lý.

“Cử tri và nhân dân đánh giá cao quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành trong việc tập trung PCTN trong thời gian vừa qua”, ĐB Mai Sỹ Diễn nói, nhưng cũng nhấn mạnh rằng, cử tri và nhân dân vẫn bức xúc trước tình trạng tham nhũng.

“Quyết tâm chính trị đã có, nhân dân đồng tình ủng hộ, bộ máy cán bộ đầy đủ nhưng khâu PCTN có cái gì đó chưa ổn, nhất là khâu tổ chức thực hiện”, ĐB Diến bày tỏ và dẫn chứng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức và chưa hiệu quả, tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu; thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ thấp...

“Người dân, doanh nghiệp, kể cả cán bộ công chức trong quá trình giao dịch công việc với chính quyền, với các ngành vẫn phải chịu tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh dẫn đến chấp nhận phải “bôi trơn”, vị ĐB này nêu ý kiến.

Theo ĐB, tại kỳ họp này, cử tri gửi tâm tư là đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh PCTN, có những giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. “Tham nhũng chính từ ta, từ đồng chí, đồng đội của ta nhưng một khi ta hay đồng đội tham nhũng thì pháp luật và tổ chức phải xử lý cứng rắn”, ĐB nói.

 

Formosa vi phạm nghiêm trọng, sao không nhắc đến?

 

Nhấn mạnh thành tích trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm và bảo vệ an ninh quốc gia là điểm sáng so với một số nước, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nhấn mạnh điều này làm cho nhân dân quan tâm hơn.

“Báo cáo phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật nổi lên 4 - 5 điểm nóng nhưng nóng nhất trong năm nay là tham nhũng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường”, ĐB đánh giá.

Theo ĐB, tham nhũng không suy giảm. Vệ sinh an toàn thực phẩm phần tội phạm không nêu vụ nào cả, trong khi vi phạm nêu nhiều. Xâm hại tài nguyên ngày càng nghiêm trọng có thể gây ra những thảm họa cần được báo cáo. “Đặc biệt, Formosa là vụ vi phạm pháp luật cực kỳ nghiêm trọng nhưng đọc báo cáo không thấy nói tới vụ này. Nếu tôi đọc tình hình phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật như tư liệu lịch sử của Quốc hội khóa XIV, tìm vụ Formosa không thấy”. ĐB TP Hồ Chí Minh nói thêm, báo cáo của Chính phủ về khắc phục vi phạm trong vụ này rất tốt. Vì vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc lại với Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát để thống nhất lại các yêu cầu, tiêu chí… của báo cáo, cũng như xem xét kỹ lại việc đóng “dấu mật” toàn bộ văn bản.

 

                                              Nguồn ĐCSVN

Các tin mới hơn
Tăng cường kiểm tra, giám sát để chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng(07/07/2021)
Không ngừng, không nghỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng(01/02/2021)
93% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng(06/11/2020)
Một số điểm mới trong chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn tại Luật Phòng chống tham nhũng 2018.(20/12/2019)
PHÒNG CHỐNG "THAM NHŨNG VẶT"(15/11/2019)
Các tin cũ hơn
Quý III/2016, phát hiện 14 vụ, 24 đối tượng có hành vi tham nhũng(28/10/2016)
Đã có... 11 người đứng đầu phải "chịu trách nhiệm" vì tham nhũng(25/10/2016)
Tài sản “quan tham” tẩu tán ra nước ngoài liệu có dễ thu hồi?(28/09/2016)
Tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực(09/09/2016)
16 điểm sửa đổi mới của luật và kỳ vọng “khắc tinh” của tham nhũng(06/09/2016)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín