na
Chuyên đề PCTN
Tham nhũng bị tố cáo phải được xử lý thỏa đáng
09/08/2011 02:26:23

Bảo vệ người tố cáo tham nhũng là quan trọng nhưng quan trọng nhất có lẽ là phải chứng tỏ rằng tham nhũng đã bị tố cáo sẽ được xử lý thỏa đáng, hiệu quả.

             Tham nhũng đang được cảm nhận đã “ăn” vào văn hóa của xã hội, mà biểu hiện là thái độ chấp nhận sống chung với tham nhũng. Nếu vậy, việc đẩy lùi tham nhũng thì cần kỳ vọng vào lớp thanh niên - chiếm 55% dân số Việt Nam. Ngày 8-8, Tổ chức Hướng tới minh bạch, đầu mối của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã chia sẻ với báo chí kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam.

             Theo định nghĩa của TI, liêm chính là những hành vi và hành động phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, được các cá nhân và tổ chức chấp nhận, tạo nên rào cản với tham nhũng.

            Người liêm chính khó thành công?

            Đầu tiên, khảo sát đi vào làm rõ các giá trị, thái độ của thanh niên về liêm chính, xem liêm chính nằm đâu trong hệ giá trị của họ. Kết quả cho thấy trong ba tiêu chí giàu có, thành công và trung thực thì có 61% cho rằng trung thực quan trọng nhất; 34% hơi do dự và chỉ 2%-3% đánh giá giàu có quan trọng hơn, thậm chí kể cả lừa dối để đạt được. Tuy nhiên, có tới 25% đối tượng có trình độ học vấn cao và 22% người có mức sống cao cho rằng người liêm chính  ít cơ hội thành công hơn trong cuộc sống. Họ là nhóm có tiềm năng trí thức, có thể nắm giữ vị trí lãnh đạo trong tương lai, lại hoài nghi về chuẩn mực cuộc sống nhất.

           Tỉ lệ này khá phù hợp với câu hỏi về nhận thức trước tác hại của sự thiếu liêm chính, khi có tới 86% tin rằng tham nhũng rất có hại cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, điều thú vị là chỉ 78% thanh niên cho rằng tham nhũng sẽ tác động trực tiếp đến gia đình, bạn bè họ. Điều đó cho thấy thanh niên vẫn còn nhận thức hời hợt, trừu tượng về liêm chính nói chung, bao gồm tham nhũng và tác hại của tham nhũng.

Thanh niên là lớp được kỳ vọng nhất trong việc đẩy lùi tham nhũng. Trong ảnh: Thanh niên tham gia tư vấn, giải quyết hồ sơ hành chính cho dân tại quận 5. Ảnh: HTD

            Xu hướng thỏa hiệp

            Cũng để làm rõ hơn nhận thức của thanh niên về liêm chính, bảng hỏi đưa ra ba tiêu chí về người liêm chính, gồm: không bao giờ nói dối hoặc gian lận, không bao giờ vi phạm pháp luật trong bất kỳ trường hợp nào và không bao giờ nhận hoặc đưa hối lộ. 92%-94% người được hỏi đồng ý hoàn toàn với các tiêu chí này.

            Tuy nhiên, khi đưa ra các tình huống có liên quan đến lợi ích, thanh niên có xu hướng thỏa hiệp, nới rộng, hạ thấp tiêu chuẩn liêm chính: 35% không nói dối hay gian lận trừ khi điều đó có lợi cho bản thân, gia đình; 16% sẵn sàng giúp đỡ gia đình, bạn bè, thậm chí khi điều đó là vi phạm pháp luật; 36% có thể tham nhũng nếu giá trị không đáng kể hoặc đáng để giải quyết việc nào đó.

            Cuộc khảo sát cũng nghiên cứu mức độ tiếp xúc của thanh niên cũng như phản ứng của họ trong các tình huống có khả năng dẫn tới tham nhũng. Kết quả cho thấy 19%-37% thừa nhận chỉ trong một năm qua, họ va chạm với tham nhũng từ việc lo thủ tục, giấy tờ, thi tuyển, đến tránh rắc rối với cảnh sát hay tìm cơ hội kinh doanh. Và khi gặp phải những tình huống ấy, 16% thanh niên sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để đỗ đạt trong thi cử, 38% bỏ qua chuẩn mực liêm chính để có công ăn việc làm tốt.

           Nêu gương những hình mẫu mới

           Một khía cạnh khác cũng được làm rõ là mức độ cam kết tố cáo tham nhũng của thanh niên. Tình huống được nêu ra là khi giáo viên vòi vĩnh tiền bạc trong thi cử, thái độ của thanh niên thế nào? 56% “tôi sẽ tố cáo”, 27% “tố cáo tùy trường hợp”, chỉ có 4% “có, trước kia tôi từng tố cáo”, trong khi 13% “không tố cáo”.

          Giải thích cho phản ứng của mình, 28% tỏ ra bi quan, cho rằng tố cáo không có tác dụng; 24% thực sự thờ ơ, coi đó không phải việc của mình. Lý do sợ không được bảo vệ chỉ chiếm tỉ lệ 15%. “Điều này cho thấy bảo vệ người tố cáo tham nhũng là quan trọng nhưng quan trọng nhất có lẽ là phải chứng tỏ rằng tham nhũng đã bị tố cáo sẽ được xử lý thỏa đáng, hiệu quả” - báo cáo nhận xét.

Khảo sát được tiến hành với 1.022 thanh niên (16-30 tuổi) ở 11 tỉnh, thành. Ngoài ra, khảo sát cũng lấy mẫu nhóm đối chứng 519 người lớn tuổi (trên 30) để tìm hiểu sự khác biệt có thể giữa thanh niên với nhóm dân số khác.

          Thanh niên là nhóm tham gia nhiều nhất các hoạt động ở trường học và là đối tượng của nhiều chương trình giáo dục. Tuy nhiên, chỉ 17% người được hỏi nói họ từng được bồi dưỡng hoặc theo một chương trình giáo dục về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Trong số này có tới 2/3 cho rằng chương trình giáo dục hiện chưa đủ để người học hiểu rõ về liêm chính. Và dù có trải qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về PCTN thì kiến thức đó cũng chưa chuyển thành hành động trên thực tế. Vẫn chỉ 59%-61% những người này nói sẵn sàng tố cáo tham nhũng, không khác biệt lớn so với tỉ lệ 60% ở thanh niên nói chung.

 

         Từ kết quả cuộc khảo sát trên, báo cáo khuyến nghị Chính phủ cần sớm đưa nội dung giáo dục PCTN và tăng cường liêm chính vào các cuộc thảo luận về đạo đức. Xây dựng, khuyến khích những hình mẫu mới, có sức thuyết phục cao để thay đổi nhận thức của thanh niên rằng thành công không đi cùng với thật thà, liêm chính. Tuyên dương, động viên thanh niên liêm chính bằng cơ hội phát triển, phần thưởng cụ thể... Bên cạnh đó, cần mạnh mẽ cải thiện môi trường bên ngoài để thanh niên tự tin từ chối và tố cáo tham nhũng.
 
           (LH, theo Báo pháp luật TPHCM online)
Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Vài nét về kết quả công tác đấu tranh, phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.(05/08/2011)
Thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa X):Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở tỉnh Hải Dương được quan tâm thường xuyên đẩy mạnh.(05/08/2011)
Lĩnh vực Quốc phòng:Tham nhũng kiểu "con nhà giàu"(04/08/2011)
Kết quả 3 năm tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Hải Dương (2008-2011). (03/08/2011)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương ba (khóa X): Hải Dương quyết liệt chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí.(03/08/2011)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín