na
Tin khác
Người tố cáo tham nhũng được bảo vệ suốt đời?
12/07/2011 03:52:21

Bảo vệ người tố cáo tham nhũng được coi là biện pháp để ngày càng nhiều người dám dấn thân vào cuộc đối đầu với loại tội phạm đang làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào Nhà nước, gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Do đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo và hoàn thiện Quy chế Bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.

         Người tố cáo tham nhũng có thể được thay đổi nhân dạng, lý lịch và được bảo vệ suốt đời.

         Bảo vệ người tố cáo tham nhũng được coi là biện pháp để ngày càng nhiều người dám dấn thân vào cuộc đối đầu với loại tội phạm đang làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào Nhà nước, gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Do đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo và hoàn thiện Quy chế Bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.

Vinh danh các cá nhân có thành tích phòng, chống tham nhũng.
Vinh danh các cá nhân có thành tích phòng, chống tham nhũng.

           Lo hậu vinh danh

          Cho đến nay, Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức được 4 Hội nghị vinh danh những người tham gia chống tham nhũng. Đây là những sự kiện có ý nghĩa, thể hiện sự ghi nhận, trân trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và xã hội đối với những người đã dũng cảm, tự nguyện tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go.

           Thực tế, người tố cáo hành vi tham nhũng luôn ở thế yếu cả về vị thế chính trị - xã hội lẫn tiềm lực kinh tế so với người có hành vi tham nhũng nên chống tham nhũng là một việc hết sức khó khăn. Tại Hội nghị biểu gương cá nhân có thành tích phòng chống tham nhũng (do Ban Chỉ đạo TQ phòng chống tham nhũng tổ chức tháng 9/2010), nhiều người trong số 88 cá nhân được vinh danh đã chia sẻ rằng họ đều ít nhiều phải chịu những áp lực, các hình thức trả thù từ những người bị tố cáo - mà hầu hết là từ những người có chức, quyền ở địa phương.

           Vì thế, vấn đề hậu vinh danh, đảm bảo an toàn cho những người tố cáo chống tham nhũng càng cần được quan tâm nhiều hơn. Bởi không chỉ sau những hào quang của các buổi lễ, mà ngay khi bắt đầu thực hiện hành vi tố cáo tham nhũng, người tố cáo tham nhũng và cả người thân trong gia đình họ đã luôn phải gặp những nguy cơ bị trù dập, trả thù, “bịt miệng” dưới nhiều hình thức, thủ đoạn, trong đó phần lớn là dùng các “biện pháp tổ chức” để trù dập người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

           Nhiều người do chống tham nhũng mà cuộc sống bị đảo lộn, luôn phải lo sợ cho sự an toàn; có người bị đánh trọng thương; có người mất việc làm; có người do cha tố cáo chống tham nhũng mà con bị cản trở trong việc kết nạp Đảng; có người do mẹ tố cáo tham nhũng mà con bị mất việc làm...

           Lo ngại trả thù chính là một trong những nguyên nhân khiến không ít người chấp nhận “làm ngơ” hoặc chỉ dám gửi đơn nặc danh tố cáo đối với hành vi tham nhũng. Đó là chưa kể đến những trường hợp, người chống tham nhũng chỉ “đơn thương độc mã” khi đối đầu với cả một lực lượng, thế lực bất cân xứng đang tìm mọi cách để bảo vệ, che giấu những hành vi tham nhũng.

          Trong khi đó, việc bảo vệ người làm chứng, người tố giác tội phạm nói chung, tố cáo tham nhũng nói riêng cho đến nay mới chỉ được quy định rải rác, chung chung, mang tính nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, tố cáo, nên chưa thành quy trình, thủ tục rõ ràng.

            Bảo vệ người tố cáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam

            Không chỉ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng được bảo vệ mà những người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại của đối tượng có hành vi tham nhũng bị tố cáo cũng sẽ được bảo vệ theo các qui định của dự thảo Quy chế. Người thân của người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng được bảo vệ bao gồm vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) khi có tài liệu, căn cứ để xác định người đó có ảnh hưởng, liên quan đặc biệt với người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.

           Các biện pháp bảo vệ gồm: Biện pháp công khai (Điều 5); Biện pháp bí mật (Điều 6) và các biện pháp đảm bảo khác (Điều 7). Dự thảo Quy chế bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng dành hẳn một chương quy định về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Trong trường hợp người tố cáo tham nhũng và thân nhân của họ bị đe dọa đến an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự... thì công an quận, huyện có nhiệm vụ phải bố trí lực lượng, phương tiện công cụ để bảo vệ.

            Còn đối với hành vi trù dập là kỷ luật, buộc thôi việc..., cơ quan cấp trên của cấp đã ra quyết định hành chính, hành vi hành chính phải đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ quyết định việc làm của cấp dưới có trách nhiệm bảo vệ. Công tác bảo vệ được tiến hành tại nơi cư trú, nơi làm việc, học tập đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa, trên phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác... trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

            Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ phải đảm bảo mọi quyền lợi về chính trị cũng như vị trí công tác, thu nhập của người tố cáo trước, trong và sau khi tố cáo. Ngoài ra, người được bảo vệ có quyền được bồi thường nếu bị thiệt hại xảy ra trong quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thiệt hại do đã yêu cầu mà không được bảo vệ kịp thời.

            Bảo vệ lâu dài, đến suốt đời

            Dự thảo còn quy định biện pháp bảo vệ lâu dài, thậm chí mang tính suốt đời cho người tố cáo khi cần thiết bằng các biện pháp như: Thay đổi nhân dạng, lý lịch của người được bảo vệ; di chuyển tạm thời hoặc lâu dài và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập. Người tố cáo cũng được giúp đỡ tìm việc làm phù hợp; được tạo chỗ làm mới; nhập hộ khẩu và làm các giấy tờ cần thiết khác...

            Ngoài ra, khi xét xử những vụ án tham nhũng có sự tham gia của người được bảo vệ, theo đề nghị của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ, thẩm phán, chủ tọa phải ra quyết định cần thiết như cấm ghi hình tại phiên tòa. Đồng thời, người bào chữa phải có cam kết giữ bí mật khi được nghiên cứu, tiếp xúc với đơn thư tố cáo, lời khai của người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ.

           Các cơ quan phải có biện pháp đánh lạc hướng sự chú ý vào người tố cáo hoặc đề nghị các cơ quan tố tụng chuyển hóa thông tin, tài liệu về tội phạm tham nhũng mà người được bảo vệ cung cấp. Dự thảo quy định: Trong trường hợp cụ thể lực lượng bảo vệ cần răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn với những đối tượng có hành vi gây nguy hiểm cho người được bảo vệ.

           Dự thảo Quy chế bảo vệ người chống tham nhũng đang được Bộ Công an hoàn thiện, dự kiến trình Thủ tướng thông qua vào tháng 9 tới đây, với hy vọng sẽ là một công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc bảo vệ người tố cáo chống tham nhũng, góp phần tăng cường hiệu quả cho công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta.

             (PVQ theoXuân Hương, Nguồn: phapluatvn.vn)

Các tin mới hơn
Từ 1/3/2019 Hải Dương có thêm thành phố Chí Linh(25/01/2019)
Chúc mừng năm mới(11/01/2019)
Hướng tới kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống ngành Nội chính đảng (05/01/1966 - 05/01/2019)(26/12/2018)
Hải Dương: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội văn hóa Du lịch xứ Đông – Chào đón năm mới 2019(25/12/2018)
Giải thể thao Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh năm 2018(22/11/2018)
Các tin cũ hơn
Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả(09/07/2011)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín