na
Tuyên truyền PCTN
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng
23/10/2013 08:18:09

Theo Thanh tra Chính phủ, đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có những chuyển biến tích cực. Tham nhũng trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, cần chú ý tới một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng để có những đánh giá đúng về nguyên nhân, thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả.

          Một số lĩnh vực nhạy cảm, nguy cơ tham nhũng cao

          Thanh tra Chính phủ nhận định, tín dụng ngân hàng là một lĩnh vực “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Một số vụ án mà cơ quan chức năng phát hiện và xử lý cho thấy, các dạng tham nhũng chủ yếu trong lĩnh vực này là: Thỏa thuận trái pháp luật, ép buộc khách hàng phải cắt lại phần trăm cho vay (thực chất là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ), thông đồng với đối tượng bên ngoài ngân hàng lập hợp đồng khống, nâng giá tài sản thuê mua để rút tiền của ngân hàng chuyển đến các công ty sân sau hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân... 

          Thống kê của Thanh tra Chính phủ về tình hình sai phạm trong ngân hàng từ năm 2006 - 2011 cho thấy, số tiền vi phạm là 963.260 triệu đồng, 726.960 USD, 3.400 EUR và 410 chỉ vàng SJC. Cơ quan công an bắt giam 37 người, 45 người bị xử lý hình sự và 122 người xử lý hành chính.  Từ năm 2006 đến 2011, đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính hơn 34.317 tỷ đồng, xử lý kỷ luật 1.170 trường hợp cán bộ, công chức có sai phạm. Trong đó, ngành thuế đã phát hiện và xử lý vào ngân sách nhà nước là 19.234 tỷ đồng; ngành Hải quan đã phát hiện và xử lý truy thu thuế, xử phạt đối với các doanh nghiệp có sai phạm là 210 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 2.147 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định. Riêng năm 2012, Thanh tra Bộ Tài chính đã kiến nghị xử lý tài chính trên 924 tỷ đồng. Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế phát hiện tổng số truy thu, xử phạt và truy hoàn là 9.228 tỷ đồng, giảm lỗ 7.880 tỷ đồng và giảm khấu trừ 647 tỷ đồng, đã xử lý hành chính 11 người. Ngành Hải quan kiến nghị truy thu gần 40 tỷ đồng và 142.373 USD.

          Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tham nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, định giá đất; cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản... Một số đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân nhằm vụ lợi; giao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khi đền bù; không tổ chức đấu giá khi giao tổ chức, cá nhân sử dụng đất công; chính quyền hợp thức hóa cho việc chuyển nhượng, mua bán dự án.

          Với lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi công sai quy trình để giảm chi phí... 

          Thống kê của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, từ năm 2006 đến 2011, Bộ Xây dựng đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 30,6 tỷ đồng; xử lý xuất toán và loại ra khỏi quyết toán 206 tỷ đồng; yêu cầu các đối tượng thanh tra nộp ngân sách nhà nước các khoản thuế bổ sung 703 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính đối với 93 đơn vị có hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng số tiền 7 tỷ đồng. Riêng năm 2012, thanh tra Bộ Xây dựng đã đề nghị giảm trừ quyết toán số tiền 10 tỷ đồng yêu cầu nộp lệ phí trước bạ 18,7 tỷ đồng; nộp thuế 4,9 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính đối với 67 đơn vị với tổng số tiền là 4,1 tỷ đồng. Thanh tra các Sở xây dựng đã kiến nghị xử lý đối với số tiền vi phạm hơn 48 tỷ đồng.

          Ở lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt, nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để vụ lợi.

          Nguyên nhân của tình hình trên

          Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng trên, Thanh tra Chính phủ cho rằng, một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTN. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở một số nơi chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, còn có biểu hiện nói không đi đôi với làm hoặc làm chiếu lệ.

          Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa minh bạch, chưa giảm được các thủ tục không cần thiết, vẫn còn cơ chế xin – cho làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực, nhất là ở các lĩnh vực nói trên.

          Nhiều quy định của Luật PCTN và các văn bản dưới luật khi triển khai trong thực tiễn đã bộc lộ hạn chế như: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn vướng mắc, chưa nghiêm; chuyển đổi vị trí công tác thiếu tính khả thi; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; công khai, minh bạch còn hình thức, đối phó...

          Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hiệu quả chưa cao; việc xử lý tham nhũng còn chưa nghiêm, chưa kịp thời.

          Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN chưa đúng mức, chưa phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội, nhân dân trong PCTN; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương “người tốt, việc tốt” chưa được đề cao, bảo vệ, thậm chí còn xuất hiện tình trạng trù dập; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh...

          Cần nhanh chóng triển khai đồng bộ các giải pháp

          Để khắc phục thực trạng trên, trong thời gian tới, cần đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN; nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

          Bên cạnh đó, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật trên các lĩnh vực, đẩy mạnh cải cách hành chính; sửa đổi, bổ sung Nghị định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; xây dựng Nghị định về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

          Ngoài ra, cần tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng; thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị chiếm đoạt; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ người tố cáo; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia PCTN... ./.

                                                                                           (Theo Lê Nguyễn, báo điện tử ĐCSVN)

Các tin mới hơn
Tăng cường kiểm tra, giám sát để chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng(07/07/2021)
Không ngừng, không nghỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng(01/02/2021)
93% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng(06/11/2020)
Một số điểm mới trong chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn tại Luật Phòng chống tham nhũng 2018.(20/12/2019)
PHÒNG CHỐNG "THAM NHŨNG VẶT"(15/11/2019)
Các tin cũ hơn
Hội nghị trực tuyến triển khai tập huấn Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung), các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra chính phủ.(25/09/2013)
Các tổ chức xã hội với việc thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình (07/09/2013)
Những điểm mới trong việc kê khai tài sản, thu nhập.(28/08/2013)
Đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy trong trường học(28/08/2013)
Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào tháng 11-2013(28/08/2013)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín