na
Chuyên đề PCTN
Nêu cao vai trò chủ động của các địa phương trong phòng, chống tham nhũng
07/12/2012 01:57:13

Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương – Thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 6/12, tại Hà Nội, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu trong và ngoài nước.

            Đối thoại lần này do Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh và đại diện Bộ phát triển Anh tại Việt Nam tổ chức.

          Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Đình Phách - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN khẳng định: Đây là cơ hội tốt để các tỉnh, thành phố trao đổi về vấn đề của chính mình, học tập kinh nghiệm tốt của địa phương bạn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và lắng nghe các bình luận, khuyến nghị của các chuyên gia, đối tác phát triển. Qua đó, các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng có thêm những thông tin thực tiễn phục vụ cho quá trình xây dựng chính sách và quản lý nhà nước trong lĩnh vực mà cơ quan, bộ, ngành mình phụ trách.

          Đối thoại PCTN lần thứ 11 này gồm có 2 phiên làm việc tập trung vào các nội dung: Tiến triển trong công tác PCTN kể từ Đối thoại lần thứ 10; kinh nghiệm về chống tham nhũng ở cấp địa phương, thực trạng và giải pháp đối với PCTN ở địa phương, quan điểm của các nhà tài trợ trong công tác PCTN ở địa phương của Việt Nam...

           Kiên trì, kiên quyết và đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng

          Phát biểu tại buổi Đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Ngày nay, tham nhũng đã trở thành thách thức toàn cầu, không phân biệt khu vực địa lý, chế độ chính trị hay trình độ phát triển. Đấu tranh với tham nhũng là một cuộc chiến lâu dài và cần có sự hợp tác của tất cả các quốc gia. Chính phủ Việt Nam, chính quyền các cấp, các bộ, ngành ở Trung ương cần kiên quyết thi hành quyết tâm chính trị PCTN mạnh mẽ hơn nữa bằng những hành động kịp thời.

          Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong hơn 1 năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động để tổng kết, đánh giá toàn diện công tác PCTN như: Sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) của Đảng, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật PCTN … Việc tổng kết, đánh giá đã làm rõ bức tranh tổng thể về thực trạng, nhất là những mặt còn tồn tại, yếu kém trong công tác PCTN. Đó là cơ sở để Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định những chính sách, giải pháp quan trọng về PCTN trong thời gian tới.

          Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các kỳ Đối thoại trước đây thường lựa chọn chủ đề liên quan tới quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách với sự tham gia chủ yếu của các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương. Đây là lần đầu tiên, công tác PCTN ở địa phương được chọn là chủ đề cho đối thoại.

 
 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo (Ảnh: HNV) 

          Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, trong kỳ Đối thoại này cần tập trung làm rõ thực trạng, nhất là những mặt còn yếu kém, từ đó đề xuất giải pháp gắn với đặc thù của công tác PCTN ở địa phương. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định:         Các cơ quan chức năng, các địa phương cần nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm, xem xét khả năng vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với những điển hình tốt của các địa phương, cần có sự đánh giá, từ đó, xây dựng mô hình chuẩn để triển khai nhân rộng trong thời gian tới.

          Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển luôn ủng hộ và dành cho Việt Nam sự giúp đỡ có hiệu quả trong công tác PCTN.

          PCTN ở các địa phương tiếp tục có chuyển biến rõ nét

          Theo đồng chí Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), kể từ sau Đối thoại về PCTN lần thứ 10 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả trên nhiều mặt. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý tham nhũng có tiến bộ. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.

          Qua hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước đã phát hiện 49 vụ, 67 người có hành vi liên quan đến tham nhũng, với giá trị tài sản là 132,7 tỷ đồng và đã kiến nghị xử lý nghiêm cả về hành chính và hình sự theo đúng mức độ vi phạm và quy định của pháp luật. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm đã phát hiện, khởi tố mới 222 vụ, 469 bị can (so với cùng kỳ năm trước tăng 80 vụ và 224 bị can); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước trên 410 tỷ đồng.

          Việt Nam cũng đẩy mạnh cải cảch thủ tục hành chính và đã hoàn thành việc đánh giá tác động đối với gần 1.700 thủ tục hành chính quy định tại 361 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Các cấp, các ngành đã đẩy mạnh việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều trường hợp người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.

          Việc rà soát, ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhất là các quy định về tiêu chuẩn, định mức về sử dụng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, nhà ở công vụ của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức...

          Công tác kê khai tài sản, thu nhập đã được thực hiện thường xuyên và cơ bản đầy đủ. Năm 2012, Việt Nam bắt đầu triển khai thực hiện quy định về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập bằng hình thức niêm yết tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công khai trong hội nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

          Đặc biệt, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN đã bổ sung một số nội dung quan trọng về minh bạch tài sản, thu nhập như: Người kê khai tài sản có trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm; các cơ quan chức năng có quyền chủ động hơn trong việc kiểm tra, xác minh về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai...

          Đồng chí Ngô Mạnh Hùng cũng cho biết, một số cuộc điều tra xã hội học liên quan đến PCTN như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức… được thực hiện và công bố kết quả đã phần nào thể hiện tiếng nói, sự quan tâm của xã hội trước vấn đề tham nhũng, có tác động tích cực đối với hoạt động của các cơ quan chức năng, được dư luận nhân dân, cộng đồng các nhà tài trợ, các đối tác quốc tế đồng tình. Công tác giám sát của các tổ chức xã hội được nâng cao. Các cơ quan báo chí, truyền thông đã phản ánh, góp phần phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng được dư luận quan tâm.

          Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, hơn 5 năm qua, trên nhiều mặt, công tác PCTN tại các địa phương đã đạt kết quả và chuyển biến rõ nét; công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức và chuyển thành hành động trong PCTN. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý tham nhũng có chuyển biến rõ hơn. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiềm chế. Những kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục thực hiện công tác PCTN có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

          Do đó, để công tác PCTN nói chung và PCTN ở địa phương ngày càng tốt hơn, vẫn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp; đồng thời, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu những kinh nghiệm tốt và phù hợp của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác PCTN, củng cố lòng tin của nhân dân, bạn bè quốc tế và các đối tác phát triển về công tác PCTN của Việt Nam./.

                                                                                              (Theo Việt Hà, báo điện tử ĐCSVN)

Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng (23/11/2012)
Thuế và tham nhũng(22/11/2012)
4 ngành tham nhũng nhiều nhất(21/11/2012)
Luật chống tham nhũng: Nhà báo chưa được bảo vệ(20/11/2012)
Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi: Đừng trở thành rào cản(09/11/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín