na
Chuyên đề PCTN
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015.
29/08/2011 08:45:28

Đấu tranh PCTN, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa bức súc, vừa cấp bách, vừa thường xuyên. Các Nghị quyết của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh đều đã đề cập và nhấn mạnh. Đây là cuộc đấu tranh có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh này sẽ là một trong những bảo đảm cho công cuộc đổi mới vững bước đi lên.Trong giai đoạn 2011 -2015 công tác PCTN, lãng phí trên địa bàn tỉnh cần phải được tăng cường thực hiện quyết liệt, đồng

       Trong những năm tới tình hình thế giới, trong nước và tỉnh Hải Dương tiếp tục còn diễn biến phức tạp, khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế còn tác động và ảnh hưởng lớn. Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới; những diễn biến bất thường về thiên tai, dịch bệnh; những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh, việc làm, đời sống, thu nhập của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới của đất nước ta do Đảng lãnh đạo; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những hạn chế yếu kém trong quản lý trong một số lĩnh vực kinh tế - xã hội chậm được khắc phục đã ảnh hướng đến sự ổn định, phát triển của đất nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.        

        Với mục tiêu chung là “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, lãng phí; giữ vững ổn định chính trị, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ công chức liêm chính; lành mạnh hoá các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí; củng cố lòng tin của nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa bức súc, vừa cấp bách, vừa thường xuyên. Các Nghị quyết của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh đều đã đề cập và nhấn mạnh. Đây là cuộc đấu tranh có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh này sẽ là một trong những bảo đảm cho công cuộc đổi mới vững bước đi lên.

         Trong giai đoạn 2011 -2015 công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh cần phải được tăng cường thực hiện quyết liệt, đồng bộ hơn nữa; tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp chính sau:

        1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc đấu tranh kiên quyết và tích cực với tham nhũng, lãng phí.

        Các cấp các ngành phải tiếp tục xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là một trong những trọng tâm công tác lớn để thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện; thường xuyên kiểm điểm, đánh giá theo định kỳ công tác. Hàng năm UBND các cấp báo cáo trước Thường vụ cấp uỷ và HĐND cùng cấp về công tác PCTN, lãng phí, kết quả thực hành tiết kiệm.

        Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, gương mẫu làm hạt nhân cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; chống mọi biểu hiện suy thoái trong Đảng. Nâng cao chất lượng công tác tự đấu tranh, phê bình, tự phê bình, tự phát hiện; tăng cường hoạt động chất vấn trong đảng; từng chi bộ, từng cơ quan đơn vị cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá các quy định của đảng và Nhà nước, hàng năm tổ chức cho đảng viên, cán bộ ký cam kết không tham nhũng, lãng phí.

         2.. Tăng cường công tác phổ biến các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; thống nhất ý chí và hành động. Tập trung các giải pháp chủ yếu sau :

        Đổi mới việc quán triệt Luật, Chỉ thị, Nghị quyết; kết hợp giữa phổ biến với tăng cường việc thảo luận, phân tích đánh giá tình hình trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của từng cơ quan, địa phương, đơn vị;

       Nâng cao tính tiền phong gương mẫu của tổ chức đảng, từng đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giám sát đảng viên, gắn việc phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hoá nội dung công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí thành các chỉ tiêu thi đua, thành tiêu chí để xét công nhận chi đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh, khu dân cư văn hóa.

        Đề cao vai trò giám sát của các tổ chức Đảng, HĐND, MTTQ các cấp trong việc thực thi các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Phát huy vai trò chủ động tham gia của các đoàn thể nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, áp lực dư luận xã hội lên án các hành vi tham nhũng, lãng phí.

        Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các trường học, nhất là Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố; các trường Đại học, Cao đẳng trung học CN&DN, các trưởng PTTH trên địa bàn tỉnh.

        Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp. Công tác định hướng, chỉ đạo về tuyên truyền của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh. Đề xuất các hình thức phong phú, thích hợp; phát huy vai trò chủ động của các cơ quan truyền thông, báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tăng cường việc cung cấp tài liệu, thông tin, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

        Chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình mẫu, điển hình, tiên tiến trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiện để tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

         3.  Đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí phải gắn với tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý nhà nước, phải tăng cường chỉ đạo thể chế hoá kịp thời và thực hiện nghiêm các văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ, khắc phục sơ hở, chồng chéo nhằm triệt để phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

       Căn cứ các quy định của pháp luật, HĐND, UBND các cấp phải có chương trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy của địa phương hàng năm, bao quát đầy đủ các lĩnh vực, các nội dung thuộc thẩm quyền; xoá bỏ cơ chế quản lý cũ phải đi liền với việc xác định cơ chế quản lý mới và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

        Cần thể chế hóa quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đâù các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Từng cơ quan, đơn vị xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ, nhất là các quy định về các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm, sử dụng tài sản công; các quy định về tuyển dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng kỷ luật cán bộ, công chức viên chức; bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ đạo các địa phương, cơ sở, có các quy ước nhằm phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm tiêu dùng của nhân dân trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, tân gia...để giành tiền của tạo vốn phát triển sản xuất kinh doanh..

         Làm tốt công tác giao dự toán ngân sách. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 130/CP và Nghị định 43/CP về khoán kinh phí tại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh sửa đổi bổ sung, ban hành mới các văn bản quản lý Nhà nước, chủ động rà soát điều chỉnh qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, qui hoạch sử dụng đất của các địa phương.

          4. Đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục hành chính bảo đảm gọn, nhẹ, tinh thông; đơn giản nhưng không sơ hở, tránh rườm rà, sách nhiễu dân; xoá bỏ các quy định, thủ tục có tính đặc quyền, đặc lợi, quan liêu, thiếu dân chủ trong một số cơ quan, đơn vị, nhất là ở cấp chính quyền cơ sở. Tập trung các giải pháp chủ yếu sau :

         Soát xét lại tổ chức bộ máy, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ; kiên quyết cắt bỏ những tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả; đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương theo hướng tinh, gọn; Quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân, làm căn cứ để giao việc, kiểm tra và đánh giá kết quả.

         Nghiên cứu mở rộng việc trao thẩm quyền, trách nhiệm cho cấp dưới và cơ sở, phân cấp đi đôi với áp dụng thục hiện các biện pháp quản lý. Đặc biệt chú ý cải cách các thủ tục hành chính, quản lý tài chính công; thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Xoá bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân; công khai các thủ tục, thời hạn giải quyết, các khoản thu trong quá trình giải quyết để mọi người biết, cùng giám sát, nhất là những khâu dễ xảy ra tham nhũng, sách nhiễu, lãng phí (như quản lý đất đai, đấu thầu XDCB, quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công, tuyển dụng công chức, viên chức, cấp phép hành nghề các lĩnh vực ..v.v..)

           5. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó tập trung các nội dung chủ yếu sau: 

         Chỉ đạo việc cụ thể hoá và thực hiện nghiêm các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng, lãng phí bảo đảm đúng tiến độ được quy định trong Chương trình quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ.

         Chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, cải tiến quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán kinh phí, trong mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc; kinh phí các chương trình, mục tiêu quốc gia, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; trong đầu tư XDCB, quản lý khai thác sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ và các công trình phúc lợi; trong quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên; trong đào tạo, quản lý lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; trong quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..vv..

         Nghiên cứu có các biện pháp cụ thể, các mô hình mẫu để hướng dẫn việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; chỉ rõ trách nhiệm của công chức và thành viên các tổ chức đoàn thể với tư cách là công dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

         Đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng đã triển khai (như: thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động cuả cơ quan, đơn vị; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; về kê khai tài sản, thu nhấp; về xây dựng và thực hiện các định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản công; mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung; việc thực hiện Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của CBCC khi thi hành công vụ và trong quan hệ xã hội; về chuyển đổi vị trí công tác CBCC,VC; về tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng; về cấm sử dụng ngân sách tiếp khách tặng quà sai quy định...vv..).Thể chế hoá việc thực hiện các quy định đó thành các tiêu chí để đánh giá thi đua các cơ quan, đơn vị và từng cán bộ, đảng viên.

           6. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, giải quyết kịp thời các đơn thu khiếu kiện, tin báo tố cáo; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng đất đai, đấu thầu, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, các khoản quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ. Kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra nhà nước, giám sát của HĐND, kiểm tra giám sát của đảng, kiểm tra thường kỳ của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giám sát của cộng đồng, quần chúng nhân dân với tự kiểm tra, tự phát hiện của mỗi cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng, tiêu cực đã phát hiện bảo đảm thời hạn luật định. Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các quyết định sau thanh tra, kiểm tra.     

        7. Đề cao vai trò, trách nhiệm xã hội trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nhất là vai trò giám sát của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên, vai trò giám sát của HĐND, MTTQ với các cơ quan quản lý nhà nước, vai trò của các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội nghề nghiệp, vai trò của Báo chí, phòng viên báo chí trong việc phát hiện, đưa tin, kiến nghị xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí.

        8. Tiếp tục củng cố tổ chức,bổ sung nhân lực, đầu tư kinh phí, cơ sở vất chất nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo của PCTN tỉnh và các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phối hợp, thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định.

 

    (BBT/Nguồn BCCĐ của Tỉnh ủy về PCTN,LP)

Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Tăng cường phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng(25/08/2011)
Kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) trên địa bàn tỉnh Hải Dương.(09/08/2011)
Tham nhũng bị tố cáo phải được xử lý thỏa đáng(09/08/2011)
Vài nét về kết quả công tác đấu tranh, phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.(05/08/2011)
Thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa X):Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở tỉnh Hải Dương được quan tâm thường xuyên đẩy mạnh.(05/08/2011)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín