na
Chuyên đề PCTN
Tham nhũng trong giáo dục: Hậu họa khó lường
29/10/2013 08:06:00

“Để trường học có thể giáo dục nên những thế hệ chống tham nhũng (CTN) tương lai thì chính trường học trước tiên phải không có tham nhũng” - bà Huguette Labelle, Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) nhấn mạnh như thế khi TI công bố Báo cáo “Tham nhũng Toàn cầu: Giáo dục”.

           Tại sao ngành Giáo dục dễ có nguy cơ tham nhũng?

          Tham nhũng đang hủy hoại uy tín của ngành Giáo dục ở nhiều quốc gia. Theo Phong Vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu 2013 của TI, cứ khoảng 5 người trên thế giới thì có 1 người đưa hối lộ cho dịch vụ giáo dục trong năm trước đó. Ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, con số này lên tới 1/3 (cứ 3 người lại có 1 người đưa hối lộ). Rõ ràng, giáo dục đặc biệt có nhiều nguy cơ tham nhũng. 

          Lý do chính là nguồn lực lớn được phân bổ thông qua các cấp hành chính phức tạp với sự giám sát không đầy đủ trong suốt quy trình phân bổ từ Trung ương cho tới các trường học. Ở những nơi Chính phủ không có khả năng bảo đảm giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người, viện trợ cho giáo dục cơ bản tại các quốc gia này lên tới 5,8 tỷ USD mỗi năm nhưng lại thường không được chi tiêu hiệu quả để có thể đạt được những mục tiêu mong muốn. Tầm quan trọng của giáo dục cũng khiến cho ngành này trở thành một mục tiêu hấp dẫn của sự lạm dụng. 

Những người làm trong ngành Giáo dục có vị trí tốt để có thể lợi dụng các ưu thế của ngành và thường bị thôi thúc có những hành vi lợi dụng khi tham nhũng ngày càng gia tăng trong hệ thống dẫn tới việc họ bị đánh giá thấp hay thậm chí là không được trả công

          Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ thường bị lôi kéo bởi một khát khao tự nhiên là tạo cho con cái cơ hội học hành tốt nhất, và thường không nhận thức được những yếu tố tạo nên chi phí bất hợp pháp. Các khoản hối lộ để có được 1 chỗ trong 1 trường học danh tiếng, như ở Việt Nam chẳng hạn, có thể lên tới mức hơn gấp đôi GDP trên đầu người.

          Sự gia tăng số lượng sinh viên ở bậc đại học cho thấy giáo dục đại học không còn chỉ dành riêng cho những tinh hoa. Môi trường giáo dục đại học thay đổi cũng tạo ra nguy cơ tham nhũng riêng trong bộ phận này. Nguồn lực công không đủ để theo kịp những thay đổi và cuộc cạnh tranh cho những nguồn lực ngoài cơ chế truyền thống cùng với những vị trí có tiếng tăm làm gia tăng áp lực cho các cơ sở giáo dục đại học và cán bộ trong những cơ sở này. 

          Những cơ sở không được giám sát và kiểm soát hiệu quả có nguy cơ tham nhũng cao nhất và trong nhiều trường hợp nó phá hoại cả hệ thống giáo dục đại học cũng như uy tín của các sản phẩm nghiên cứu và các sinh viên tốt nghiệp, dù họ có tội hay vô tội. Ví dụ, ở Đức, nhiều nhân vật cao cấp bị cáo buộc đạo văn hay một số giáo sư ở một trường đại học ở Hy Lạp gần đây phải chấp nhận án phạt tù vì biển thủ tới 8 triệu euro.

          Cái giá của tham nhũng trong giáo dục

          Báo cáo “Tham nhũng Toàn cầu: Giáo dục” chỉ rõ, trong tất cả các trường hợp, tham nhũng trong giáo dục cản trở nghiêm trọng giáo dục chất lượng cao cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó đe dọa các ích lợi về học thuật của các trường đại học và có thể dẫn tới sự sụp đổ uy tín của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của một quốc gia.

          Bản chất ngầm của tham nhũng gây khó khăn cho việc xác định thiệt hại mà nó gây ra thuần túy về mặt tài chính. Cũng thường khó phân biệt được tham nhũng với thiếu hiệu quả và quản lý yếu kém trong các trường phổ thông và đại học. Tuy nhiên, thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho xã hội là rất lớn.

          Thanh niên là những nạn nhân đầu tiên của tham nhũng trong xã hội. Điều này tác động tới liêm chính và phẩm cách của con người trong cuộc sống cũng như tới toàn xã hội nói chung.

          Đầu tư của xã hội vào thế hệ tương lai sẽ thất bại nếu mỗi cá nhân có thể thành công một cách dối trá và không đúng công sức mà họ bỏ ra, làm gia tăng số lượng các lãnh đạo và chuyên gia kém năng lực trong tương lai. Không chỉ xã hội mà ngay cả cuộc sống của con người cũng bị đe dọa bởi các bác sĩ, thẩm phán hay kỹ sư rởm và thiếu đào tạo, hay bởi những nghiên cứu khoa học rởm được thực hiệm bởi giáo dục học thuật tham nhũng.

          Tham nhũng trong xã hội đặc biệt tác hại bởi nó bình thường hóa và tạo ra sự chấp nhận của xã hội đối với tham nhũng từ những bước đầu tiên. Khi người trẻ hiếm khi chất vấn về các nguyên tắc trong lớp học, họ có thể quen dần với các quan điểm tham nhũng và coi đó như những yếu tố dẫn tới thành công. Và, họ mang những suy nghĩ này ra xã hội. Đáng nói hơn, khi những suy nghĩ này trở thành chuẩn mực của xã hội, chu kỳ này bắt đầu 1 vòng mới trong mỗi thế hệ.

          Các loại tham nhũng trong giáo dục

          Báo cáo “Tham nhũng Toàn cầu: Giáo dục” đề cập đến 4 chủ đề chính. 

          Tham nhũng trong giáo dục phổ thông: Từ việc thất thoát nguồn lực trong ngân sách dành cho giáo dục tới việc trẻ em bị từ chối quyền được đến trường, giáo viên vắng mặt ở các tiết học, thiên vị và nâng điểm để nhận hối lộ.

          Tham nhũng trong giáo dục đại học và nghiên cứu: Bao gồm việc mua bán bằng cấp, gian lận tài chính và học thuật, thiếu minh bạch trong quản lý hay tác động không chính đáng của giới chính trị và kinh doanh tới các chương trình nghiên cứu.

          Các công cụ và giải pháp sáng tạo CTN trong giáo dục: Bao gồm các công cụ đánh giá tham nhũng trong giáo dục và nghiên cứu học thuật, các công cụ hỗ trợ giải quyết tham nhũng, các giải pháp mới và sáng tạo CTN trong giáo dục như công nghệ thông tin truyền thông, thu hút sự quan tâm của công chúng và tạo ra mạng lưới chia sẻ tri thức.

          Giáo dục liêm chính: Đây là công cụ thiết yếu trong đấu tranh CTN, bao gồm các cách tiếp cận trong giảng dạy cho trẻ em và những nhà lãnh đạo tương lai về liêm chính và CTN.

          Rõ ràng, Báo cáo “Tham nhũng Toàn cầu: Giáo dục” cho thấy nhiều hình thức tham nhũng trong giáo dục, từ biển thủ công quỹ quốc gia dành cho giáo dục tới không công khai các chi phí trường học hay mua bán bằng giả. Báo cáo “Tham nhũng Toàn cầu: Giáo dục” cũng xem xét vấn đề cấp bằng và chứng chỉ học tập qua mạng, việc lợi dụng dữ liệu phân công công việc, và tham nhũng trong việc công nhận bằng cấp trong giáo dục liên quốc gia, khiến cho hơn 3,7 triệu sinh viên nước ngoài phải chịu rủi ro trên toàn thế giới.

          Khuyến nghị với ngành Giáo dục

          Cũng như với tất cả các ngành khác, tham nhũng trong giáo dục ít có nguy cơ xảy ra trong những xã hội tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền, minh bạch và tín nhiệm, ở đó khu vực công có các cơ chế công vụ hiệu quả giúp nâng cao trách nhiệm giải trình và đạo đức, hệ thống truyền thông độc lập và xã hội dân sự tích cực.

          Ngoài các quy định của pháp luật, những biện pháp phòng ngừa tham nhũng như các hướng dẫn đấu thầu mua sắm, kiểm toán, quy tắc ứng xử, quy trình minh bạch và giám sát là những cơ chế hiệu quả thúc đẩy liêm chính trong cuộc chiến CTN.

          Những nỗ lực CTN cần được xem như một yếu tố không thể thiếu để nâng cao chất lượng giáo dục và hướng tới mục tiêu lớn hơn trong cung cấp dịch vụ giáo dục, chứ không chỉ là một yếu tố bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ.

          Cũng theo TI, để tham nhũng không trở nên phổ biến, thúc đẩy liêm chính trong thanh niên là điều thiết yếu để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Từ Chi-lê tới Mô-rốc-cô hay Thái Lan, nhiều văn phòng quốc gia của TI đã chứng tỏ rằng việc xây dựng chương trình lồng ghép các sáng kiến phòng, CTN vào nội dung giảng dạy ở nhà trường và các hoạt động trong lớp học là yếu tố hết sức quan trọng để có thể giúp ngăn ngừa tham nhũng trong giáo dục. 

Việc thực hiện các biện pháp CTN cơ bản như tiếp cận thông tin về chính sách giáo dục, áp dụng các bộ quy tắc ứng xử cho các nhà giáo dục, phụ huynh học sinh và học sinh tham gia vào công tác quản trị, xây dựng những hệ thống giám sát và giải trình trong giáo dục sẽ giúp đảm bảo mỗi đồng đô la, pê-sô hay ru-pi chi tiêu cho việc giáo dục con cái chúng ta sẽ được sử dụng đúng mục đích: Xây trường học, trả lương cho giáo viên và mua sách giáo khoa. 

          Một khuyến nghị hết sức quan trọng của Báo cáo “Tham nhũng Toàn cầu: Giáo dục” là sự cần thiết phải nhận thức rõ ràng hơn rằng, giáo dục chính là một công cụ thiết yếu để đấu tranh CTN.

          Vai trò và giá trị xã hội của trường học và giáo viên cần được đặt lên hàng đầu trong chính sách giáo dục và những nỗ lực CTN. Giáo viên thường là mục tiêu đầu tiên của các cáo buộc tham nhũng, nhưng nguyên nhân tham nhũng lại thường ở cấp cao hơn và do việc không chi trả lương hay đánh giá thấp hoặc quá đơn giản đối với giáo viên. Các nhà hoạch định chính sách quốc gia cần hiểu giáo viên như một hình mẫu và trường học như một xã hội thu nhỏ và cần thiết phải đào tạo giáo viên để học dạy học bằng cách nêu gương.

                                                                    (Theo An Hà - Thanh Hương, chongthamnhung.thanhtra.com.vn) 
Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Cán bộ muốn đi nước ngoài hãy bỏ tiền túi!(04/10/2013)
Tham nhũng đang biến tướng (15/03/2013)
Nêu cao vai trò chủ động của các địa phương trong phòng, chống tham nhũng (07/12/2012)
Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng (23/11/2012)
Thuế và tham nhũng(22/11/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín