na
Chuyên đề PCTN
Đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
27/03/2012 01:41:03

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg, ngày 5/3/2012 về việc triển khai kế hoạch rà soát thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2012. Việc tiến hành rà soát đợt này có nhiều điểm mới so với trước đây. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Tiến sĩ đánh giá như thế nào về hiện trạng của công tác cải cách TTHC thời gian qua?

TS. Ngô Hải Phan: Kết thúc Đề án 30, các Bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC, trong đó có việc tổ chức thực thi 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC). Tính đến thời điểm này, đã có trên 3000 thủ tục hành chính được đơn giản hóa. Số còn lại hiện đang được các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiến hành xem xét trình các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành đơn giản hóa. Theo đó, nếu phương án đơn giản hóa của gần 5000 TTHC được thực thi theo quy định tại 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về vấn đề này, dự kiến sẽ tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp gần 30.000 tỷ đồng/năm.

          Bên cạnh đó, để giảm thiểu việc các TTHC vừa mới cắt giảm lại tiếp tục “mọc” ra các thủ tục mới gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thì theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát TTHC, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phải đánh giá tác động thủ tục hành chính dự kiến ban hành theo các nhóm tiêu chí “sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả”. Theo đó, những quy định trong dự thảo nếu không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và có chi phí tuân thủ lớn sẽ được xem xét sửa đổi ngay từ khâu dự thảo, tránh gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi được ban hành.

          Ngoài ra, việc kiểm soát TTHC không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát về mặt quy định mà chúng ta còn kiểm soát cả khâu thực hiện. Vừa qua, sau khi có kết quả kiểm tra việc thực hiện Nghị định 63 ở 63 địa phương và 24 Bộ, ngành, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành trong năm 2012 phải đảm bảo việc công khai, minh bạch đầy đủ các quy định TTHC tại 4 cấp chính quyền; qua đó, tạo điều kiện cho người dân nắm bắt đầy đủ, tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện các TTHC. Hàng quý, các Bộ, ngành, địa phương phải báo cáo Chính phủ tình hình kết quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức ở mỗi cấp chính quyền, trong đó nêu rõ tổng số hồ sơ tiếp nhận, bao nhiêu thủ tục được giải quyết, số tồn đọng là bao nhiêu, tại sao tồn đọng và hướng khắc phục như thế nào. Làm tốt việc này sẽ tạo chuyển biến tích cực trong cải cách thủ tục hành chính và và nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân.

PV: Được biết, trong năm 2012 sẽ có 24 nhóm TTHC trọng tâm được tiến hành rà soát. Tiến sĩ có thể cho biết dựa trên cơ sở nào để lựa chọn những nhóm TTHC này?

TS. Ngô Hải Phan: Việc Chính phủ lựa chọn 24 nhóm TTHC trọng tâm để thực hiện rà soát trong năm 2012 dựa trên cơ sở tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, đồng thời trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực tiễn, trao đổi với các bộ, ngành, địa phương liên quan.

          Bên cạnh đó, căn cứ cơ sở pháp lý của công việc này là Nghị định 63 /2010/NĐ-CP về việc kiểm soát TTHC, Quyết định 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách TTHC trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp, trong đó nêu rõ, tiếp tục rà soát những quy định, thủ tục đang là rào cản đối với sản xuất, kinh doanh để thực hiện cải cách cắt giảm, đơn giản hóa TTHC.

PV: Xin Tiến sĩ cho biết, mục tiêu cụ thể của đợt rà soát này là gì? Trọng tâm của năm 2012 có điểm gì mới?

TS. Ngô Hải Phan: Mục tiêu cụ thể của đợt rà soát này là cắt giảm 30% chi phí tuân thủ của nhóm quy định TTHC. Điểm mới ở đây là sẽ tiến hành xem xét một cách hệ thống để rà soát cắt giảm những quy định, TTHC rườm rà, không cần thiết. Trước đây theo đề án 30 lựa chọn từng thủ tục hành chính để rà soát theo từng nhóm tiêu chí “Cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả”. Nhưng hiện nay đối với 24 nhóm quy định, TTHC này chúng ta sẽ sơ đồ hóa các thủ tục hành chính có liên quan theo từng chủ đề để ra soát tổng thể. Từ đó, đi sâu vào từng thủ tục nhỏ xem xét có đạt được những tiêu chí đặt ra hay không để trên cơ sở đấy đưa ra phương án cải cách mạnh mẽ hơn.

PV: Tiến sĩ cho biết vai trò phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, qua đó có thể đánh giá tầm quan trọng của cơ quan chủ trì để đợt rà soát lần này được thành công?

TS. Ngô Hải Phan: Điểm mới của chương trình cải cách TTHC năm 2012 đó là đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương sẽ đứng ra chủ trì việc rà soát các quy định của các TTHC, từ đó lựa chọn ra những thủ tục cần cắt giảm. Các cơ quan phối hợp cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm cùng đơn vị chủ trì vì 30% chi phí được cắt giảm tính theo nhóm các TTHC liên quan chứ không tính theo đơn lẻ từng TTHC. Chính vì vậy, trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp được đặt ngang nhau, chứ không như cách làm cũ chỉ cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm mà cơ quan phối hợp không chịu trách nhiệm.

          Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện rà soát các TTHC, quy định có liên quan; trả lại và yêu cầu các cơ quan trên rà soát lại nếu kết quả đó không đạt mục tiêu hoặc việc rà soát chỉ được thực hiện một cách hình thức; báo cáo Thủ tướng Chính phủ khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác rà soát TTHC, quy định có liên quan, đồng thời sẽ phê bình những cơ quan trên nếu không thực hiện nghiêm túc kế hoạch này.

PV: Vậy, có cần thiết phải rà soát các quy định TTHC một cách thường xuyên không?

TS. Ngô Hải Phan: TTHC là cần thiết, nhưng nếu TTHC mà rườm rà, khó khăn trong thực hiện sẽ tạo cơ hội để phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực và cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác, khi trình độ quản lý phát triển, khoa học - kỹ thuật được ứng dụng, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì việc xem xét, sửa đổi thủ tục hành chính và quy định liên quan sẽ là việc làm thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước.    

       (DKN/theo Minh Phương, báo Điện tử ĐCS VN)
Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
“Dẹp” tâm lý ngại công khai tài sản mới thuận quản lý cán bộ(19/03/2012)
Chống tham nhũng và bản lĩnh của Đảng cầm quyền(01/03/2012)
“Chống giặc nội xâm” - bài học về xây dựng Đảng hiện nay(20/02/2012)
5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng : Chuyển biến từ nhận thức đến hành động.(16/01/2012)
Đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng cơ bản (04/01/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín