na
Cải cách tư pháp
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ TƯ PHÁP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
07/03/2016 07:57:44

Năm 2015, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương đã tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước các tổ chức bổ trợ tư pháp trên các lĩnh vực:luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, công chứng, trợ giúp pháp lý, bán đấu giá tài sản. Vì vậy các hoạt động bổ trợ tư pháp đã được triển khai toàn diện, đạt được nhiều kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp...

Ngày 02 tháng 06 năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49 “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, một trong những nội dung cơ bản của công tác cải cách tư pháp là hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Bổ trợ tư pháp, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và từng bước xã hội hóa công tác bổ trợ tư pháp. Thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của ngành và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, gắn cải cách tư pháp với cải cách hành chính. Đồng thời Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương đã tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước các tổ chức bổ trợ tư pháp trên các lĩnh vực: quản lý luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, công chứng, trợ giúp pháp lý, bán đấu giá tài sản. Vì vậy các hoạt động bổ trợ tư pháp đã được triển khai một cách toàn diện, quán triệt đầy đủ yêu cầu của cải cách tư pháp và đạt được một số kết quả tích cực tiêu biểu như:
  
Lĩnh vự Luật sư: Hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng phát triển, thể hiện tính chuyên nghiệp, một số văn phòng luật sư thực sự phát huy được thế mạnh, tạo được uy tín trên thị trường dịch vụ pháp lý trong và ngoài tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật. Hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnh. Sự tham gia tích cực của đội ngũ luật sư trong các dự án đầu tư, các giao dịch kinh doanh, thương mại không chỉ góp phần huy động nội lực mà còn thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tỉnh ta có 16 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 14 văn phòng luật sư và 02 công ty luật với 41 luật sư. Hoạt động luật sư đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu bào chữa, bảo vệ quyền lợi và tư vấn pháp luật cho nhân dân. Trung bình hàng năm, các luật sư đã tham gia bào chữa gần 200 vụ án hình sự, dân sự, hành chính; tư vấn pháp luật và thực hiện dịch vụ pháp lý khác trên 300 vụ việc. 
 
 Lĩnh vực Công chứng: Trên địa bàn tỉnh chỉ hiện nay có 17 tổ chức hành nghề công chứng (02 Phòng công chứng và 15 Văn phòng Công chứng), đã thành lập Hội công chứng tỉnh với 40 công chứng viên. 12/12 huyện, thành phố, thị xã đã có tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Trong ba năm gần đây, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hơn 50.000 việc. Có thể nói, hoạt động công chứng đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển.
 
 Lĩnh vực Giám định tư pháp: Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án 258 về “đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giám định tư pháp”, Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn có liên quan kịp thời, nghiêm túc. Hiện trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập là Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh và Phòng Giám định pháp y thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh với 15 Giám định viên Tư pháp; UBND tỉnh cũng đã công nhận 21 người giám định tư pháp theo vụ việc. Trung bình hàng năm, Đội ngũ giám định tư pháp đã thực hiện giám định trên 600 vụ việc. Hoạt động giám định tư pháp đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tránh oan sai, là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính.
 
Lĩnh vực đấu giá tài sản: Sau hơn 05 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, trên địa bàn tỉnh đã có 05 tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản và 04 doanh nghiệp bán đấu giá) với 16 đấu giá viên. Tính từ năm 2010 đến tháng 10/2015 (Từ ngày có Nghị định số 17/2010/NĐ-CP), các tổ chức đấu giá chuyên đã tiến hành ký 1165 hợp đồng trị giá gần 2752 tỷ đồng, đã tổ chức bán đấu giá thành 1161 cuộc trị giá gần: 3198 tỷ đồng. Tổng số tiền chênh lệch so với giá khởi điểm và làm lợi cho ngân sách nhà nước 640 tỷ đồng. 
 
 Công tác trợ giúp pháp lý: trong thời gian qua công tác trợ giúp pháp lý đã khẳng định là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, là chính sách nhân đạo của nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, trẻ em, người có công với cách mạng; người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống cô đơn, không nơi nương tựa và các nhóm yếm thế trong xã hội góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đưa pháp luật đến với người dân. Hiện trên địa bàn tỉnh ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý có 05 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (02 Trung tâm tư vấn pháp luật và 03 Văn phòng luật sư). Trung bình hàng năm, các tổ chức này thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động tại các thôn, xã trên 100 cuộc; tham gia trợ giúp, tư vấn pháp luật miễn phí cho trên 1.500 người; cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng miễn phí trên 100 vụ. 
 
Các lĩnh vực bổ trợ tư pháp khác như: Đăng ký giao dịch bảo đảm, trọng tài thương mại, Tư vấn pháp luật, quản tài viên… đều được Sở Tư pháp tham mưu triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện chế định bổ trợ tư pháp vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc. Đối với luật sư, việc kiện toàn tổ chức và phát triển luật sư phát triển nhanh nhưng chưa đồng đều, trình độ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp chưa thực sự đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp. Một số tổ chức hành nghề luật sư chưa tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan trong quá trình hoạt động. Việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư chưa được một bộ phận luật sư nhận thức đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác trong hoạt động hành nghề. Nhiều luật sư chưa xây dựng được tác phong chuyên nghiệp, chưa chú ý đến việc nâng cao trình độ. Hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, tư vấn, trợ giúp pháp lý trong các vụ án hình sự chưa cao... Đối với công tác giám định tư pháp còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như chưa thành lập được Trung tâm giám định pháp y trực thuộc Sở Y tế (theo Luật Giám định Tư pháp), chưa có Văn phòng giám định tư pháp nào đăng ký hoạt động; thiếu giám định viên giàu kinh nghiệm thực tế và năng lực chuyên môn tại các tổ chức giám định đặc biệt là lĩnh vực giám định pháp y. Chất lượng giám định một số lĩnh vực chưa cao, thời gian kết luận giám định chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giám định tư pháp được quan tâm, đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu một số phương tiện thiết yếu để phục vụ yêu cầu giám định... Hoạt động công chứng còn nhiều bất cập như có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa một số tổ chức hành nghề công chứng. Một số địa phương đã có tổ chức hành nghề công chứng nhưng do địa bàn rộng, đi lại khó khăn nên mặc dù đã có quyết định chuyển giao thẩm quyền công chứng nhưng vẫn chưa tạo được thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện công chứng. Nguồn công chứng viên đã bổ nhiệm và nguồn kế cận để bổ nhiệm không nhiều, khó đáp ứng được quy định của Luật. Hoạt động công chứng còn chưa đúng trình tự, thủ tục, còn để sai sót về hình thức và nội dung, chưa có cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công chứng. Đối tượng được trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, nhất là người nghèo, người có công còn thấp; Nhận thức về vai trò của trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng của một số cơ quan tư pháp còn chưa đầy đủ, thống nhất…
 
Trên cơ sở kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua. Đồng thời, để nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp trong thời gian tới, chúng tôi thấy cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
 
Một là: Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh quán triệt Nghị quyết số 49 “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, đặc biệt là các nội dung về bổ trợ tư pháp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về Bổ trợ tư pháp như Luật Công chứng, Luật Giám định Tư pháp, Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan đến tổ chức và công dân. Đặc biệt là việc tuyên truyền cho nhân dân nhận thức rõ lợi ích của việc xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Hiện nay, bên cạnh đa số người dân chấp nhận và sử dụng các dịch vụ công được xã hội hóa trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp (đến các Văn phòng công chứng thực hiện công chứng, đến các tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật, yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý), vẫn có một bộ phận người dân chưa hiểu đúng về các tổ chức hành nghề ngoài công lập, chưa tin tưởng, thiếu thiện cảm, nghi ngờ về giá trị pháp lý của sản phẩm dịch vụ công được cung cấp từ các tổ chức này cũng như tính nghiêm túc của tổ chức, con người cung cấp dịch vụ, nghi ngờ về lợi ích nhận được từ việc sử dụng dịch vụ của các tổ chức này, chỉ tin tưởng vào hoạt động cung cấp dịch vụ của các cơ quan nhà nước. Mặt khác, một bộ phận nhỏ trong các tổ chức trên cũng có biểu hiện chạy theo lợi nhuận, tự làm suy giảm hình ảnh và uy tín nghề nghiệp. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về hoạt động của các tổ chức hành nghề ngoài công lập trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhận thức rõ xu thế xã hội hóa là tất yếu và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, giúp người dân thực hiện nhu cầu về dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, chuyên nghiệp và an toàn về pháp lý, mặt khác giá trị sản phẩm được cung cấp bởi các tổ chức ngoài công lập bình đẳng với giá trị sản phẩm được cung cấp bởi các tổ chức công lập, nên người dân có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác bổ trợ tư pháp theo hướng chuyên nghiệp hoá. Đội ngũ này bao gồm Luật sư, Công chứng viên, Giám định viên Tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Trợ giúp viên pháp lý, Tư vấn viên pháp luật, Quản tài viên, Thừa phát lại không phải chỉ là người được đào tạo cơ bản về luật pháp, về lĩnh vực công tác, tinh thông nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm, vốn sống mà còn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp (trung thực, vô tư, khách quan, liêm khiết, nhiệt tình, trách nhiệm...). Đồng thời, họ phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công tác bổ trợ tư pháp. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ này. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: cử tham dự các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật do trung ương tổ chức; mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong từng lĩnh vực; tổ chức các buổi giao ban định kỳ giữa các tổ chức hành nghề tạo điều kiện đề giao lưu, trao đổi kinh nghiệm…
 
Hai là: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật của trung ương, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động bổ trợ tư pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai thực hiện tại địa phương. Trong đó, cần cụ thể hóa cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp (tham gia thành lập Văn phòng Công chứng, Văn phòng Giám định Tư pháp, tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng thừa phát lại…) Đây là vấn đề rất quan trọng, một cá nhân, tổ chức khi tham gia thành lập tổ chức hành nghề ngoài công lập trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và đi vào hoạt động thường gặp nhiều khó khăn hơn các cơ quan, đơn vị Nhà nước vì phải xây dựng từ đầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực, đầu tư trang thiết bị, vốn và các điều kiện khác, hoàn toàn bằng nguồn lực riêng, không được bao cấp và cũng chưa có uy tín, thương hiệu - tài sản sẵn có như của cơ quan Nhà nước. Bởi vậy, cần có các biện pháp khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ cho họ thành lập tổ chức và hoạt động. Các biện pháp cần được quy định rõ và nhất quán, tạo thành cơ chế, chính sách lâu dài đối với cá nhân, tổ chức. Có thể như ưu đãi về thuế, hỗ trợ trong việc thuê cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trong đào tạo nhân lực, tư vấn cho cá nhân, tổ chức lựa chọn lĩnh vực tham gia xã hội hóa. Những biện pháp trên tạo nên động lực thúc đẩy cá nhân, tổ chức mạnh dạn tham gia, đầu tư vào việc xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp…
 
Ba là: Tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện có hiệu quả đề án của Chính phủ đối với hoạt động bổ trợ tư pháp. Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”; Bổ sung quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; Các đề án về giám định tư pháp, đấu giá viên, luật sư, trợ giúp pháp lý; Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Phá sản doanh nghiệp về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị tham mưu thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về thừa phát lại sau khi Quốc hội có Nghị quyết ban hành áp dụng thống nhất trong trong toàn quốc. Trong đó cần tham mưu cho tỉnh xác định cụ thể các nhiệm vụ thực hiện, tiến độ và các giải pháp thực hiện, tập trung vào các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ: Phổ biến, quán triệt sâu, rộng mục đích, ý nghĩa của các Đề án; rà soát, thống kê, đánh giá tình hình phát triển các tổ chức hành nghề; củng cố, phát triển các tổ chức hành nghề hiện có; đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề; Nâng cao chất lượng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng và quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ làm công tác bổ trợ tư pháp.
 
Bốn là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Thực tế trong thời gian qua hoạt động của một số tổ chức hành nghề (Luật sư, công chứng, đấu giá, tư vấn pháp luật…) còn thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý còn bất cập, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề. Còn có tổ chức hành nghề bố trí điểm tiếp nhận hồ sơ ngầm ngoài trụ sở, không niêm yết lịch làm việc, phí, thù lao và chi phí khác; trích lại phần trăm phí và thù lao không đúng quy định. Hiện tượng không thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm vẫn xảy ra...điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động bổ trợ tư pháp. Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp có hiệu lực, hiệu quả, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý những vi phạm trong quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp ở tỉnh cần thực hiện: Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với Ủy ban nhân dân các cấp, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ giữa Thanh tra Sở với Phòng Bổ trợ Tư pháp, các hội nghề nghiệp công chứng, luật sư và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động bổ trợ tư pháp. Đồng thời hướng dẫn, định hướng thực hiện đúng quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các cá nhân, tổ chức vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật khi cung cấp dịch vụ, đảm bảo hoạt động đúng quy định và đem lại sự tin tưởng cho người dân đối với hoạt động bổ trợ tư pháp.
 
                                     BBT 
Các tin mới hơn
Hội nghị tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác chứng thực(16/11/2023)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Thảo luận về Đề án tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới(14/10/2022)
Chủ tịch nước họp hoàn thiện mô hình Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương(15/09/2021)
Đẩy mạnh cải cách tư pháp trong Tòa án nhân dân - một nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam(27/07/2021)
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương(24/06/2021)
Các tin cũ hơn
Tỉnh ủy Hải Dương Ban hành Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2016(04/03/2016)
Nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp nhằm đẩy mạnh Cải cách tư pháp.(27/11/2015)
Phiên họp thứ 23 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương(15/10/2015)
Phiên họp thứ 21 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương(21/09/2015)
Hội nghị tổng kết công tác cải cách tư pháp nhiệm kì 2011- 2015(18/09/2015)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín