na
Quốc tế
Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc
18/04/2012 02:09:10

Tại Trung Quốc, chống tham nhũng (CTN) là vấn đề luôn được Đảng Cộng sản và Nhà nước quan tâm, coi đó là một biện pháp hữu hiệu để bảo đảm cho sự nghiệp cải cách, mở cửa thắng lợi. Trung Quốc coi CTN là vấn đề sinh tử của đất nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: Kiên quyết PCTN là một nhiệm vụ chính trị trọng đại của Đảng và Đảng phải quản Đảng, Đảng phải trị Đảng thật tốt. Phương châm là kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ lãnh đạo tham nhũng và chỉnh đốn tác phong liêm chính.

         Những năm trước đây, Trung Quốc chú trọng CTN ở “phần ngọn”, tức là trừng trị, nhưng gần đây coi phòng ngừa là chính; chuyển từ “phòng ngự” sang “tấn công”, từ “giám sát sau sự việc” thành “giám sát trước sự việc”, tức là giám sát chặt chẽ, tìm những chỗ có cơ sở, dễ phát sinh tham nhũng để xử lý trước khi tham nhũng xảy ra. Trong xử lý, tư tưởng chỉ đạo của Trung Quốc là: “Đảng không được mềm lòng khi xử lý đảng viên tham nhũng”. Trước đây chỉ chú ý CTN bằng pháp luật (pháp trị) nhưng gần đây coi trọng cả giáo dục đạo đức (đức trị), vì cho rằng, mặc dù Trung Quốc có hàng ngàn văn bản pháp luật, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh, dù pháp luật có hoàn chỉnh mà con người không có thói quen tôn trọng và sống theo pháp luật, thì cũng không hạn chế được tham nhũng.

         Chiến lược CTN của Trung Quốc thể hiện ở một số vấn đề sau: Đấu tranh CTN phải bảo đảm đại cục (tức là bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội) làm trọng nhằm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ trung tâm là thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế; đồng thời đẩy mạnh chỉnh đốn Đảng, xây dựng và chỉnh đốn tác phong công tác của cán bộ, đảng viên.

          Coi trọng xây dựng các chế định về công tác giám sát hành chính và phòng ngừa, đấu tranh CTN; trao cho các cơ quan giám sát các quyền hạn cần thiết để bảo đảm thực thi nhiệm vụ giám sát hành chính nói chung và đấu tranh CTN nói riêng. Các chế định về công tác giám sát hành chính nhằm bảo đảm sự chỉ đạo, chi phối, điều phối và kiểm soát từ phía Nhà nước trong nền kinh tế trị trường, đáp ứng phát triển kinh tế, phòng ngừa và hạn chế các tiêu cực và tham nhũng trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật giám sát Trung Quốc có các quy định bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cơ quan giám sát cấp trên đối với các cơ quan giám sát cấp dưới trong hệ thống các cơ quan giám sát được tổ chức ở các cấp hành chính của Trung Quốc; và các cơ quan giám sát T.Ư hoặc địa phương được phép đặt một bộ phận cán bộ giám sát hoặc cử cán bộ giám sát đến các bộ, ngành T.Ư hoặc các sở, ngành địa phương. Mục đích của hoạt động giám sát hành chính là giúp các cơ quan quản lý hành chính tăng cường sự giáo dục đạo đức phẩm chất cho cán bộ, công chức và đảng viên trong thực thi nhiệm vụ và phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.

            Coi trọng phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng lớn liên quan đến một số cán bộ cấp cao, các nhân vật quan trọng để cảnh tỉnh, răn đe ngăn chặn; đồng thời không coi nhẹ việc phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng nhỏ và vừa đối với cán bộ, đảng viên. Đấu tranh CTN có trọng tâm, trọng điểm, tập trung lực lượng để CTN, tiêu cực vào một số ngành và một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, như đầu tư xây dựng, đấu thầu; thu chi ngân sách, quản lý tài chính, tài sản công, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng ngân hàng, thuế, thị trường chứng khoán và công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ v.v..
 
           Đấu tranh CTN là nhiệm vụ toàn đảng, toàn dân, đề cao vai trò nòng cốt của các cơ quan được giao nhiệm vụ đấu tranh CTN như: Viện KSND, TAND và cơ quan giám sát hành chính ở T.Ư và địa phương. Các cơ quan này thành lập các cục, vụ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đấu tranh CTN, được trao nhiều quyền hạn cụ thể, như có quyền điều tra, xử lý kỷ luật hành chính, khởi tố, bắt giam, di lý và xét xử các vụ án tham nhũng.
 
           Coi trọng cải cách thể chế, tạo môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tham nhũng; trong đó nghiêm cấm quân đội, công an không được làm kinh tế, coi trọng xây dựng các quy phạm pháp luật và chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các cơ quan nhà nước và thực thi công vụ của công chức nhà nước, cải cách chế độ tài chính, quản lý tài sản công, cải cách chế độ tổ chức và nhân sự; dân chủ hoá trong tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, thực hiện dân chủ và công khai trong đầu tư xây dựng và đấu thầu; công khai thu nhập, chi tiêu tài chính, tiếp khách, hội nghị và dân chủ hoá nông thôn… Coi trọng chỉnh đốn tác phong công tác và thực hiện các điều cấm đối với cán bộ, công chức./.
 
        (DN/Theo baoquangninh.com)
 
Các tin mới hơn
Bắt giữ cựu Thủ tướng Malaysia vì cáo buộc tham nhũng(10/03/2023)
Tố cáo tham nhũng - Hành động quyết định cho một thế giới công bằng(08/07/2021)
Malaysia công bố kế hoạch chống tham nhũng 5 năm(11/02/2019)
Kinh nghiệm phòng ,chống tham nhũng của Hà Lan và Đức(31/10/2018)
31 quốc gia tham nhũng nhất thế giới(18/10/2018)
Các tin cũ hơn
Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền’ (17/04/2012)
Chấn động vì nghi vấn đưa hối lộ của 2 tỷ phú bất động sản nổi tiếng ở Hồng Kông (nơi có chính quyền Minh Bạch nhất Châu Á)(05/04/2012)
Tổng Thống Nga Yêu Cầu Các Quan Chức Kê Khai Tài Sản(16/03/2012)
Italia, Hy Lạp: Nợ lắm, tham nhũng nhiều (10/02/2012)
Mỹ thưởng tiền cho người tố cáo tham nhũng (11/01/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín