na
Chuyên đề PCTN
"Đối phó với tham nhũng đồng nghĩa với việc xác định các tác nhân sâu xa tạo ra nó"
07/05/2012 04:51:38

Việt Nam hiện đang nỗ lực hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhân dịp này, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã dành cho phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề này.

             Phóng viên: Bà có nhận xét gì về những giải pháp và chính sách liên quan tới phòng chống tham nhũng mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm qua?

          Bà Victoria Kwakwa: Thực tế ghi nhận nhiều tiến triển trong công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam ở một số lĩnh vực cụ thể. Các cuộc đối thoại xoay quanh chủ đề này đã ngày càng cởi mở và thẳng thắn, hệ thống lập pháp minh bạch hơn trong vòng 5 -10 năm trở lại đây. Và, hơn hết là Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên nhiều hơn cho việc kiểm soát và giám sát các mức độ cụ thể của tham nhũng.

          Khá nhiều kết quả tích cực đã thu nhận từ cuộc chiến này. Điều quan trọng là cần phải nhớ rằng, đối phó với tham nhũng cũng đồng nghĩa với việc xác định các tác nhân sâu xa tạo ra nó. Giả sử như thuyền bị chìm thì bạn sẽ ưu tiên khắc phục lỗ thủng hơn là nỗ lực hắt nước từ trong thân tàu ra ngoài. Vấn đề tham nhũng cũng tương tự. Việt Nam đã có tiến bộ nhất định trong việc gỡ bỏ các rào cản mang tính hành chính, làm cho quá trình này đơn giản hơn, giúp cho việc đưa ra quyết định minh bạch hơn và đương nhiên là hạn chế cơ hội cho tham nhũng phát triển.

          Chúng ta đều biết rằng, những nỗ lực nói trên có thể cải thiện hơn nữa, chẳng hạn như tiếp tục gia tăng tính minh bạch không chỉ trong quá trình xây dựng luật mà còn cả ở khâu tài chính của doanh nghiệp nhà nước thụ hưởng ngân sách, các nhân sự tham gia làm luật và mở rộng ra cả khu vực công nói chung. Minh bạch phải được luật hóa một cách nghiêm túc, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Trách nhiệm giải trình cũng cần được tăng cường bằng cách kiểm soát các xung đột về lợi ích, công khai tài sản quan chức, minh bạch nguồn thu nhập cũng như tạo cơ chế mở cho cộng đồng xã hội tích cực tham gia vào quá trình này.

          Bên cạnh thành công, tất nhiên, Chính phủ Việt Nam và chúng ta biết rõ rằng tham nhũng vẫn còn hết sức phức tạp. Ngân hàng Thế giới ngoài việc cam kết hỗ trợ Chính phủ còn tiếp tục phối hợp với các bên liên quan nhằm tìm ra phương thức hữu hiệu nhất cho “căn bệnh trầm kha” này.

          Phóng viên: Ngân hàng Thế giới đã tài trợ tài trợ nhiều dự án, chương trình liên quan tới phòng chống tham nhũng cho Việt Nam. Các kết quả chính là gì, thưa bà? Đánh giá của bà về việc thực hiện các sáng kiến phòng chống tham nhũng năm 2010 và 2011 trong khuôn khổ chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI)?

          Bà Victoria Kwakwa: Ngân hàng Thế giới thời gian qua đã làm việc rất hiệu quả với các nhà tài trợ quốc tế nhằm hỗ trợ Việt Nam tìm ra căn nguyên của bệnh tham nhũng. Bản Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2010 đã chỉ rõ quan điểm cũng như cách nhìn của 14 đối tác phát triển trong các thách thức chủ yếu của quốc gia, trong đó có nói về tham nhũng.

          Báo cáo nghiên cứu các rủi ro tham nhũng trong quản lý đất đai do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Đan Mạch và Thụy Điển cho thấy những lý do, nguyên nhân chính khiến tham nhũng trở nên phổ biến và có sức hút mạnh mẽ như thế nào. Cơ chế quản lý đất đai, các văn bản luật có liên quan, chất lượng của đội ngũ cán bộ…. phần nào phản ánh rõ lý do của vụ việc xảy ra tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng vừa qua. Chúng tôi hi vọng những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai sẽ giúp Việt Nam quản lý đất đai tốt hơn trong thời gian tới. Vấn đề ở đây là cải thiện kỹ năng quản trị.

          Thông qua Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI), chúng ta thấy rõ nỗ lực và cố gắng của Chính phủ, cụ thể là Thanh tra Chính phủ. Ngân hàng Thế giới đánh giá cao nội dung này. Giải quyết nạn tham nhũng đòi hỏi sự tổng hòa các giải pháp, hành động. VACI có thể coi là vườn ươm ý tưởng giúp Việt Nam từng bước cải thiện bộ máy, cơ chế, con người…, giúp tăng cường nhận thức, nâng cao tính minh bạch, đẩy mạnh hiệu quả vận hành của các cơ quan công quyền theo hướng dịch vụ, đồng thời cải thiện quá trình đưa luật vào cuộc sống.

          Phóng viên: Thời gian tới, Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ triển khai thêm dự án, chương trình mới nào tại Việt Nam có liên quan tới công tác phòng chống tham nhũng?

          Bà Victoria Kwakwa: Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục giúp Việt Nam tăng cường kỹ năng quản trị, trực tiếp giúp kiểm soát mức độ cũng như dạng thức của tham nhũng. Tôi tin tưởng các bên liên quan sẽ có cách hiểu đúng nhất về căn bệnh này, cụ thể là giúp Chính phủ tìm ra các số liệu có sức thuyết phục nhất.

          Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới cũng vừa tham gia với tư cách đối tác trong một dự án của Bộ Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh) nhằm giúp Việt Nam đạt được những tiến bộ mới trong việc minh bạch hóa thông qua hệ thống hóa số liệu và báo cáo minh bạch trong nhiều lĩnh vực, sau đó gửi phản hồi cho các địa phương cấp tỉnh. Chắc chắn Việt Nam sẽ rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm từ dự án nói trên.

          Chiến lược Đối tác Quốc gia mới mà Ngân hàng Thế giới áp dụng đối với Việt Nam coi quản trị nhà nước là một nội dung liên ngành hỗ trợ tính cạnh tranh, sự ổn định và công bằng trong tận dụng cơ hội. Cách tiếp cận của chiến lược này cho thấy cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng quản trị là đưa quản trị vào tất cả các lĩnh vực, các ngành.

          Khi hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển, chúng tôi cần biết các ngư dân sinh sống trong cộng đồng sẽ cùng nhau khai thác và quản trị những nguồn lợi chung như thế nào. Hay khi dự án giúp cải thiện điều kiện sinh kế của người dân vùng núi cao, điều quan trọng là làm thế nào bà con được tham gia và có vai trò thực trong đó. Thông qua các dự án, chúng tôi cũng coi trọng hiệu quả trong công tác quản lý tài chính công và sử dụng ngân sách, cụ thể là Ngân hàng Thế giới biết được nguồn tiền tài trợ đi như thế nào, hệ thống thông tin quản lý ra sao, việc giải trình chứng từ hóa đơn hợp lý chưa. Tôi nhấn mạnh lại tầm quan trọng của quản trị nhà nước.

          Phóng viên: Vậy, theo bà Việt Nam cần có đột phá gì trong việc thực thi cũng như xây dựng chính sách trong cuộc chiến chống tham nhũng mà vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường?

          Bà Victoria Kwakwa: Chính sách cởi mở của Việt Nam trong thảo luận các vấn đề liên quan tới tham nhũng rất đáng ngợi ca. Thực tế có nhiều cách để tìm ra gốc của tham nhũng. Ví dụ điển hình là việc bắt buộc công khai tài sản của cán bộ, công chức đương chức ít nhiều có tác động tích cực trong xã hội. Qua vụ việc xảy ra ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Ngân hàng Thế giới thấy được sức mạnh và hiệu quả của hệ thống báo chí, truyền hình trong việc tìm ra căn nguyên và sự thật. Hy vọng báo chí sẽ ngày càng có nhiều cơ hội và "đất" để phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực.

          Một lĩnh vực nữa mà chúng tôi cho rằng sẽ có thể tạo chuyển biến tốt trong xã hội Việt Nam là việc thiết lập hiệu quả cơ chế tiếp cận các nguồn thông tin chính thống cho người dân. Hiện có hơn 90 quốc gia đã thông qua luật tiếp cận mọi thông tin dành cho công chúng, tất nhiên nếu thông tin đó không bị đưa vào danh mục tuyệt mật.

          Nếu Việt Nam xây dựng, thông qua và nỗ lực thực thi luật này, thì đây chắc chắn sẽ là một bước đột phá trong giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước các bạn!

          Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà!

                (DKN/Theo Báo điện tử ĐCSVN)

Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Báo động tham nhũng trong lĩnh vực hành chính công(07/05/2012)
Quyền tiếp cận thông tin, vũ khí hữu hiệu chống tham nhũng (27/04/2012)
Trả lương qua tài khoản- một hướng đi đúng(16/04/2012)
Văn hóa 'lót tay, lại quả' ở doanh nghiệp(11/04/2012)
Cần phân loại, công khai trên báo chí các đối tượng có hành vi tham nhũng (10/04/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín