na
Quốc tế
Nga đối mặt với tham nhũng cấp cao
12/11/2012 01:47:33

Chỉ trong vòng một tuần, nước Nga đã chứng kiến hàng loạt vụ tham nhũng cấp cao bị phanh phui và điều tra, liên quan đến hàng trăm triệu USD tại các bộ, cơ quan nhà nước.

Đình đám nhất có lẽ là loạt điều tra tham nhũng liên quan đến Công ty quản lý tài sản Oboronservis trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, với số tiền bị biển thủ được cho là lên tới hơn 100 triệu USD. Vụ tham nhũng gây chấn động này đã lấy đi chiếc ghế của bộ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và tổng tham mưu trưởng Nikolai Makarov.

Chưa hết, ngày 7-11 vừa qua, Oboronservis lại bị điều tra thêm về một vụ tham nhũng mới với số tiền 7,7 triệu USD. Các nhà điều tra Nga còn cho biết có thể sẽ mở một cuộc điều tra về biển thủ công quỹ quy mô lớn và lạm dụng quyền lực.

Bán rẻ của công

Vụ bê bối tham nhũng mới nhất này liên quan đến trạm cung cấp hậu cần hàng hải ở Murmansk, tây bắc Nga. Các nhà điều tra Nga cho biết Oboronservis đã bán trái phép trạm này vào năm 2010 với mức giá thấp hơn 50% so với giá thị trường. Trạm này sau đó đã được tư nhân hóa.

Theo RIA Novosti, trạm cung cấp hậu cần hàng hải ở Murmansk có trị giá khoảng 14,4 triệu USD và là một phần cơ sở vật chất quan trọng của quân đội trong khu vực, được dùng để tiếp nhiên liệu cho các tàu của hạm đội Biển Bắc.

Hôm 25-10, các nhà điều tra đã lục soát văn phòng và nhà riêng của các quan chức Oboronservis với các cáo buộc những người này đã đem bất động sản thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng bán cho các công ty tư nhân với giá rẻ mạt. Cụ thể, Oboronservis bị cáo buộc bán trái phép tài sản của quân đội bao gồm viện điều dưỡng, nhà khách và đất đai trị giá tới 95,5 triệu USD. Một số bất động sản này nằm ở Matxcơva với vị trí thuộc hàng đắt đỏ nhất châu Âu.

Tuần trước, cảnh sát cũng bắt một doanh nhân vì nghi ngờ người này gạ gẫm hối lộ 3 triệu rúp để thúc đẩy nhanh thỏa thuận mua bán khu đất của Oboronservis ở Matxcơva. Ủy ban điều tra cho biết sẽ còn nhiều vụ bắt giữ nữa liên quan đến vụ bê bối quy mô này.

Oboronservis được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị quân dụng và cung cấp quân nhu cho các đơn vị đồn trú.

Các vụ bê bối đang được điều tra tại Bộ Quốc phòng đều diễn ra dưới thời của cựu bộ trưởng Anatoly Serdyukov. The Moscow Times dẫn lời các nhà điều tra cho biết thêm nhiều thành viên gia đình ông Serdyukov cũng được hưởng lộc từ chức vụ của ông. Ví dụ như em rể ông hiện đang xây một ngôi nhà diện tích 800m2 trên đất "được cấp miễn phí" của Bộ Quốc phòng ở biển Đen!

Đài Tiếng nói nước Nga còn cho hay dưới thời ông Serdyukov đã có nhiều sai lầm như nhập vũ khí bất chấp việc tổng thống không chấp thuận. Ông và đồng sự cũng bị chỉ trích là bổ nhiệm những người không có chuyên môn vào các vị trí cấp cao.

Làn sóng tham nhũng

Không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng, nước Nga còn đang phải đối mặt với tình trạng tham nhũng ở những cơ quan và dự án quan trọng khác.

Interfax ngày 10-11 cho biết cảnh sát đã bắt giam tỉnh trưởng vùng Perm là Roman Panov với cáo buộc biển thủ gần 3 triệu USD tiền xây dựng cơ sở vật chất cho hội nghị APEC diễn ra hồi tháng 9 vừa qua. Theo các nhà điều tra, số tiền biển thủ này có thể còn cao hơn, lên tới 5,5 triệu USD.

Hội nghị APEC đã tiêu tốn của chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân số tiền hơn 21 tỉ USD. Các cơ sở vật chất bao gồm trung tâm phức hợp mới với sân quần vợt, thác nước và hồ phun nước.

Trước "vụ Panov", đã có hàng loạt vụ bê bối khác liên quan đến việc thi công các công trình kém chất lượng phục vụ APEC. Theo Russia Today, hồi tháng 6, con đường trị giá 1 tỉ USD phục vụ cho hội nghị đã bị lún sụt sau một cơn mưa. Vào tháng 9, một số con đường khác được cải tạo để phục vụ APEC cũng gặp tình trạng tương tự.

Trong khi đó, Công ty không gian hàng đầu nước Nga RSS cũng đang dính líu đến một vụ bê bối biển thủ công quỹ quy mô lớn. RSS đang thực hiện việc thiết lập hệ thống GLONASS, tương tự như hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS của Mỹ. Vụ việc bị vỡ lở hôm 9-11 khi các nhà điều tra công bố ít nhất 200 triệu USD đã bị biển thủ bởi bộ sậu quản lý công ty. Số tiền này tương đương 5,6% số vốn lên tới 3,7 tỉ USD được cấp cho dự án GLONASS.

Việc RSS ký hợp đồng với Cơ quan Hàng không - vũ trụ Nga Roscosmos cũng giúp công ty này có nhiều cơ hội biển thủ. Nhiều hợp đồng giả đã được thực hiện để chuyển số tiền được cấp vào tài khoản của các công ty giả.

Theo giới phân tích, qua việc cách chức bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội liên tiếp trong vài ngày qua, Tổng thống Vladimir Putin tỏ rõ chính phủ đang hành động quyết đoán và không khoan nhượng với tham nhũng dù là ở cấp cao.

        (theoViệt Phương/tuoitre.vn)

Các tin mới hơn
Bắt giữ cựu Thủ tướng Malaysia vì cáo buộc tham nhũng(10/03/2023)
Tố cáo tham nhũng - Hành động quyết định cho một thế giới công bằng(08/07/2021)
Malaysia công bố kế hoạch chống tham nhũng 5 năm(11/02/2019)
Kinh nghiệm phòng ,chống tham nhũng của Hà Lan và Đức(31/10/2018)
31 quốc gia tham nhũng nhất thế giới(18/10/2018)
Các tin cũ hơn
TBT Trung Quốc: 'Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ' (08/11/2012)
Bê bối 'lại quả' chấn động nước Úc (12/10/2012)
ĐOÀN ĐẠI BIỂU VKSNDTC THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 6 VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HIỆP HỘI CÁC CƠ QUAN CHỐNG THAM NHŨNG QUỐC TẾ (12/10/2012)
Hơn nửa triệu 'quan tham' TQ bị trừng trị (10/10/2012)
Chính trường Thái Lan lại nổi sóng? (09/10/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín