na
Tuyên truyền PCTN
Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng: Một thực trạng báo động hiện nay
31/12/2013 07:34:26

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam luôn giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là giải quyết vốn, tạo công ăn việc làm để phát triển nền kinh tế quốc dân.Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, tình hình tham nhũng và tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng gây thất thoát nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã

Hành vi lợi dụng cơ chế chính sách của ngành ngân hàng nhất là quy định về lãi xuất trần, sơ hở trong khâu quản lý để lợi dụng làm trái, tham ô, lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Điển hình là vụ Vũ Quốc Hảo (Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) gây thất thoát 700 tỷ đồng. Vụ Nguyễn Anh Tuấn (Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) lỗ và thất thoát 500 tỷ đồng. Vụ làm giả hợp đồng xuất nhập khẩu nông sản để thế chấp (Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông), chiếm đoạt hơn 1000 tỷ trong đó có cán bộ ngân hàng tham gia. Vụ Võ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè tham nhũng bước đầu xác định thiệt hại 3.400 tỷ. Ngoài ra còn một số vụ xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại 400 tỷ, Công ty Công chính tại Lâm Đồng gây thiệt hại cho một số ngân hàng trên 500 tỷ.

Nhận thế chấp, cầm cố tài sản để cho vay vốn là một trong các hoạt động kinh doanh tiền tệ cơ bản của ngân hàng để bảo đảm an toàn vốn. Những quy định về thế chấp, cầm cố dường như đã khá chi tiết và chặt chẽ, nhưng vì sao trên thực tế xảy ra nhiều vụ lừa đảo, tham ô, cố ý làm trái gây hậu quả nặng nề tạo ra dư luận xấu trong xã hội? Vi phạm ở đây xuất phát từ hai phía :

Về phía bên thế chấp, cầm cố để vay tín dụng:

Vay vốn ngân hàng để kinh doanh là hoạt động kinh tế bình thường. Tài năng của nhà kinh doanh là ở chỗ càng sử dụng hiệu quả vốn vay huy động càng tốt. Tuy nhiên một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động này để lừa đảo ngân hàng. Theo thống kê có đến 90% đối tượng lừa đảo ngân hàng là các doanh nghiệp tư nhân dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Phân loại các dối tượng lừa đảo ngân hàng thấy nổi lên 2 loại :

Thứ nhất, những người có thiện chí kinh doanh thực sự trước khi vay vốn nhưng quá trình kinh doanh gặp khó khăn, rủi ro, mùa màng thất bát, cơ chế chính sách thay đổi, thị trường khủng hoảng, giá cả thất thường,… càng kinh doanh càng thua lỗ dẫn đến mất vốn, phải tìm mọi cách dây dưa, trì hoãn, thậm chí hợp thức hoá tài liệu lừa ngân hàng.

Thứ hai, đối tượng có hành vi lừa đảo có tính toán trước khi vay vốn ngân hàng như chuẩn bị tài liệu gian dối hết sức công phu, móc nối thông đồng với cán bộ tín dụng, đến hạn trả nợ dây dưa rồi tìm cách trốn khỏi nơi cư trú.. Thủ đoạn phổ biến là: Tạo ra hồ sơ bất động sản giả bằng cách photocopy và công chứng giả để đưa đi thế chấp. Dùng một tài sản để thế chấp cầm cố nhiều nơi, nhiều ngân hàng khác nhau. Thuê nhà của chủ sở hữu khác để thế chấp, mượn tài sản của người khác để cầm cố. Sử dụng giấy tờ thuê nhà của nhà nước đem thế chấp vay vốn, sau khi vay được thì bỏ trốn. Sử dụng con dấu giấy tờ của doanh nghiệp đã giải thể móc nối với cán bộ tín dụng làm thủ tục vay vốn rồi bỏ trốn. Vay đáo nợ dùng khoản vay sau thanh toán cho khoản vay trước. quay vòng các tài sản thế chấp, cầm cố bằng cách rút tài sản ở chỗ này đưa vào chỗ khác để thế chấp, cầm cố vay ngân hàng này trả cho ngân hàng khác,… khi bị phát hiện thì bỏ trốn… Thế chấp, cầm cố tài sản đang bị cơ quan pháp luật tạm giữ hoặc đang có sự tranh chấp. Thế chấp bằng hồ sơ bất động sản và động sản thuộc sở hữu của mình nhưng sau đó bán lén. Cầm cố kho hàng sau đó rút ruột bán hết hàng và không trả cho ngân hàng. Đổi ngoại tệ giả. Một số công ty quảng cáo việc vay vốn nước ngoài với lãi suất thấp nhưng phải có bảo lãnh của ngân hàng và ứng trước một khoản tiền để chi phí giao dịch sau khi nhận tiền chi phí đã bỏ trốn. Vay ngân hàng sau đó kinh doanh bất động sản rồi khai khống giá trị bất động sản lên nhiều lần để tiếp tục thế chấp và vay nhiều hơn sau đó bỏ trốn. Khai khống giá trị tài sản, khai khống quyết toán từ lỗ thành lãi để được vay nhiều. Tạo dự án và phương án kinh doanh giả để vay tiền. Làm giả giấy chuyển tiền, séc, tín phiếu kho bạc để vay tiền.

Về phía bên nhận thế chấp và cho vay tín dụng:

Tổng kết những vụ án lừa đảo ngân hàng thông qua hoạt động thế chấp, cầm cố để vay vốn dù ít hay nhiều người ta thấy bóng dáng của cán bộ tín dụng móc nối, câu kết hoặc ít ra là thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Vi phạm chủ yếu của cán bộ ngân hàng thể hiện ở các hành vi sau: Cho vay không cần tài sản thế chấp mà bằng tín chấp đối với các công ty TNHH. Nhận hồ sơ thế chấp không phải bản chính. Không kiểm tra thực tế và sâu sát tài sản thế chấp, cầm cố, có trường hợp phát hiện sai sót lại bỏ qua. Sử dụng giấy tờ của ngân hàng này đến vay ngân hàng khác để lừa đảo. Quản lý kho hàng cầm cố không chặt chẽ để khách hàng rút ruột bán hết hàng không biết. Thông đồng với khách hàng để cho khách hàng thế chấp hàng rởm, hàng kém chất lượng. Đánh tráo hàng thế chấp (hàng thật - hàng giả). Thu nợ lãi về không nhập quỹ mà để sử dụng riêng. Lập chứng từ khống, sửa chữa chứng từ hoá đơn kế toán rút tiền sử dụng. Biển thủ tiền, vàng trước khi đưa vào kho, két, trên đường vận chuyển sau đó tạo hiện trường giả để che dấu. Sửa chữa sổ tiết kiệm, sổ lưu rút tiền của khách hàng. Đánh tráo tiền rút ruột để chiếm doạt. Thông đồng với nhau lấy tiền ngân hàng cho cán bộ cho vay lấy lãi cao bị đối tượng vay bỏ trốn. Tiếp nhận tài sản không được phép thế chấp, cầm cố. Định giá tài sản thế chấp tuỳ tiện, có lợi cho khách hàng. Tất nhiên những trường hợp này có yếu tố chiếm đoạt hoặc tư lợi.

Một trong những nguyên nhân sâu xa và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân là đất nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN từ một nền nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí thấp, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Trong khi đó luật pháp Việt Nam vừa thiếu vừa không đồng bộ còn chồng chéo, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn nhiều bất cập dẫn đến việc vi phạm pháp luật là điều khó tránh khỏi. Các tệ nạn xã hội như buôn lậu, cờ bạc, số đề, cho vay lại với lãi suất cao (tín dụng đen) hoặc thiên tai, mất mùa nên đối tượng vay không có khả năng thanh toán trả ngân hàng.

Ngành ngân hàng còn nhiều hạn chế trong việc tham mưu đề xuất ban hành sửa đổi bổ sung các chính sách có liên quan đến hoạt động của ngành như: bảo lãnh, thế chấp, cầm cố, phát mãi tài sản thế chấp đã bị lỗi thời, nhiều quy định tự trói buộc các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ… từ đó tạo tiền đề cho quá trình phát sinh phát triển vi phạm, tội phạm tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong ngành ngân hàng còn chưa được thường xuyên liên tục và sâu rộng, một số cán bộ ngân hàng trình độ năng lực, hiểu biết pháp luật còn bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp còn chưa được coi trọng. Một số cán bộ thoái hoá biến chất, lợi dụng công việc được giao quản lý tài sản đã dùng thủ đoạn nghiệp vụ về kế toán, tài chính, tham ô, cố ý làm trái các quy định của nhà nước, thông đồng với đối tượng vay nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần hoặc đáo nợ để nhận quà cáp biếu xén, đòi phần trăm số tiền vay được tạo kẽ hở cho bọn tội phạm lợi dụng chiếm đoạt vốn vay của ngân hàng gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Năng lực quản lý điều hành của một số cán bộ lãnh đạo ngân hàng còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với sự phát triển nhiều mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Cơ chế tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ còn thiếu chặt chẽ (chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh) còn mang tính thân quen, cơ cấu hơn là trình độ nghiệp vụ. Ở một số ngân hàng thương mại cổ phần xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ kéo dài hoặc mang tính chất gia đình trị cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, độc quyền chi phối mọi hoạt động ngân hàng để phục vụ cho lợi ích của một nhóm cổ đông và thành viên hội đồng quản trị./.

                  (Theo Đ/c Nguyễn Ngọc Bình, Trưởng BNCTU Vĩnh Phúc, báo điện tử ĐCSVN)

 

Các tin mới hơn
Tăng cường kiểm tra, giám sát để chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng(07/07/2021)
Không ngừng, không nghỉ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng(01/02/2021)
93% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng(06/11/2020)
Một số điểm mới trong chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn tại Luật Phòng chống tham nhũng 2018.(20/12/2019)
PHÒNG CHỐNG "THAM NHŨNG VẶT"(15/11/2019)
Các tin cũ hơn
Sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng(26/12/2013)
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan có tham nhũng (24/12/2013)
Thấy gì qua những đại án tham nhũng năm 2013(23/12/2013)
Đang có nhân tố mới quyết liệt xử tham nhũng(23/12/2013)
Xét xử vụ án tham nhũng ở Vinalines: Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc cùng lĩnh án tử hình(18/12/2013)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín