na
Bản tin lưu trữ
Những điểm mới cơ bản trong Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi
29/05/2013 09:12:18

Ngày 23/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/2/2013. Nhiều nội dung đã sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội Khoá XI, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006 và đã được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII.

Sau 5 năm tổ chức thực hiện, các giải pháp đã được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, nhân dân về tác hại của tệ tham nhũng; công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt đươc những kết quả quan trọng, có chuyển biến đáng ghi nhận trên các phương diện thể chế, công khai minh bạch, việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; kiểm soát hiệu quả hơn việc sử dụng tài sản công, cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ. Sau thời gian thực hiện, Luật phòng, chống tham nhũng cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung do những bất cập, một số quy định không phù hợp với thực tế, tính khả thi thấp cần được điều chỉnh phù hợp với nội dung của Nghị quyết của Đảng và Chính phủ và tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và quy định liên quan đến tổ chức Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng như Văn phòng Ban chỉ đạo.

Ngày 23/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/2/2013. Nhiều nội dung đã sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng, khi có yêu cầu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.

Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định việc công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 31/3 hằng năm. Trường hợp công khai bằng hình thức niêm yết thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 30 ngày liên tục.

Bản kê khai tài sản của người ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác của người đó. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Hội đồng Bầu cử. Bản kê khai tài sản của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân.

Người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm. Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình.

Căn cứ để xác minh tài sản là khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai; khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản; khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý; khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định.

Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

Phải công khai, minh bạch báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án; quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án; báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.

Không cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp Nhà nước

Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, Luật Sửa đổi, bổ sung quy định phải công khai, minh bạch báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án; quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án; báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.

Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm công khai: Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính; vốn vay ưu đãi; báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán; phương án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp; việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp; việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý; họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có).

Công khai, minh bạch mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất

Luật Sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng quy định việc công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, phải công khai, minh bạch công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh. Cùng với đó, phải công khai, minh bạch trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở; các khoản thu tài chính cho ngân sách Nhà nước từ việc quản lý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Luật quy định phải công khai, minh bạch chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.

Công khai, minh bạch trong thực hiện chính sách dân tộc: Tạo điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách dân tộc thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn; việc thực hiện các chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn; báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc…

Luật sửa đổi, bổ sung cũng quy định rõ, trong trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công khai công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 
        (theo Phan Bá- Ban NCTW)
Các tin mới hơn
Hội nghị tập huấn công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực(16/03/2023)
Hội nghị tập huấn báo cáo viên chuyên đề về công tác Nội chính và Phòng, chống tham nhũng(28/08/2013)
Hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng khu vực phía Bắc(27/08/2013)
Lễ công bố thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy (27/08/2013)
Các tin cũ hơn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: "Phải triệt tham nhũng tận gốc".(26/11/2012)
Thành lập mạng lưới báo chí phòng, chống tham nhũng (22/11/2012)
'Phải xem tham nhũng như tội phản quốc'(09/11/2012)
Nâng cao nhận thức phòng, chống tham nhũng của người dân (05/10/2012)
“Nhóm lửa” liêm chính chống tham nhũng (03/10/2012)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín