na
Trong nước
Phòng chống tham nhũng: Mỗi năm khởi tố 600 bị can
30/11/2011 08:10:17

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 10, diễn ra sáng 29/11 tại Hà Nội.

Trong vòng hơn 1 năm, các bộ, ngành đã ban hành hơn 700 thông tư hướng dẫn, các địa phương ban hành, sửa đổi, bổ sung hơn 4.000 văn bản hướng dẫn chính sách, pháp luật phòng chống tham nhũng. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 10, diễn ra sáng 29/11 tại Hà Nội.
 
Cuộc Đối thoại lần này có chủ đề "Đánh giá tác động, hiệu quả của các kỳ đối thoại phòng, chống tham nhũng đối với công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam". Phát biểu tại Đối thoại, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là diễn đàn trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Chính phủ với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế. Tại Đối thoại, cộng đồng quốc tế sẽ có thông tin đầy đủ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ Việt Nam sẽ được nghe những khuyến nghị, kinh nghiệm và sáng kiến về phòng chống tham nhũng do các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế đưa ra. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu, tham khảo để hoàn thiện các công cụ quản lý, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho phát triển", Phó Thủ tướng khẳng định.
 
Phó Thủ tướng cho rằng các kỳ đối thoại về phòng chống tham nhũng đã có những tác động tích cực tới việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Việt Nam.
 
Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho biết, kể từ khi triển khai Luật Phòng chống tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được những chuyển biến rõ nét ở nhiều mặt, trong đó có việc tập trung hoàn thiện thể chế, góp phần hình thành cơ bản khuôn khổ pháp lý cho phòng chống tham nhũng.
 
Sau khi Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành trên 300 văn bản về phòng chống tham nhũng. Các bộ, ngành (chỉ tính từ tháng 10/2010 đến nay) đã ban hành hơn 700 thông tư hướng dẫn thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng. Các địa phương ban hành 2.070 văn bản, sửa đổi, bổ sung gần 2.180 văn bản hướng dẫn chính sách, pháp luật phòng chống tham nhũng...
 
Báo cáo tác động của 9 Đối thoại trước đây với phòng chống tham nhũng, đại diện Thanh tra Chính phủ cho biết, các cuộc đối thoại là kênh thông tin góp phần giúp Chính phủ, các bộ, ngành có thêm cơ sở khi quyết định chính sách, giải pháp liên quan tới phòng chống tham nhũng.
 
Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, thể chế phòng chống tham nhũng hiện nay của Việt Nam là tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng cơ bản yêu cầu của Hội nghị Các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC). Các vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử với số lượng lớn (bình quân mỗi năm gần đây khởi tố 280 vụ/600 bị can về các tội tham nhũng), nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp được xử lý nghiêm minh, một số vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng nhiều năm được xử lý dứt điểm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
 
Tại cuộc đối thoại, đại diện các nhà tài trợ, các đại sứ quán một số nước tại Việt Nam đã bày tỏ đồng tình với các báo cáo về phòng chống tham nhũng của các cơ quan chức năng Việt Nam. Đồng thời các nhà tài trợ cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam tìm ra những giải pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả.
 
Tuy nhiên, các nhà tài trợ quốc tế và đại diện các đại sứ quán một số nước cho rằng Việt Nam cần phải có hành động mạnh mẽ hơn để thực hiện phòng chống tham nhũng dựa trên hệ thống thể chế đã được hình thành cơ bản.
 
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, một trong 9 nhiệm vụ công tác trong thời gian tới của Ban chỉ đạo là phát huy vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng, thông qua việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể và nâng cao vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng.
 
Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cần có sự tham gia của người dân vào phản biện chống tham nhũng, nhưng tất nhiên Chính phủ sẽ dẫn dắt cuộc chiến chống tham nhũng này. Ngoài ra để người dân có quyền tiếp cận thông tin (nhằm chống tham nhũng), thì điều quan trọng là phải minh bạch, công khai việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật. Các đại biểu quốc tế đều cho rằng cần tạo điều kiện hơn nữa cho sự tham gia của báo chí vào công tác phòng chống tham nhũng.  
                                                                    ( PAN/Theo Lê Sơn - giadinh.net.vn)
Các tin mới hơn
Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý(07/02/2023)
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực(31/03/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022(13/12/2021)
Cụm thi đua số 2: Tổng kết công tác năm 2021 và Thi đua chuyên đề giai đoạn 2020-2021(06/12/2021)
Kỷ luật 4 cán bộ công an tha tù sớm cho Phan Sào Nam(06/12/2021)
Các tin cũ hơn
Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 10: Cần tăng cường tính minh bạch, giám sát trong các lĩnh vực(30/11/2011)
10 Kỳ đối thoại không là nghi lễ(30/11/2011)
Hội thảo trước đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 10(28/11/2011)
Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai bằng công khai, minh bạch hóa thông tin (28/11/2011)
Tập trung vào giải pháp phòng ngừa tham nhũng (18/11/2011)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín