na
Chuyên đề PCTN
Vì sao cán bộ công chức tham nhũng, hối lộ?
23/12/2011 10:33:52

Muốn làm bìa đỏ phải có rượu, thịt và tiền tươi; cán bộ tư pháp ăn hối lộ lên đến 300.000 USD; cán bộ thoái hóa biến chất, sách nhiễu dân chúng… là những thông tin xuất hiện trên mặt báo ngày càng nhiều. Vì đâu nên nỗi khi mà trở thành cán bộ công chức từng và vẫn là mơ ước của rất rất nhiều người…

     Cán bộ nhũng nhiễu: Ngành nào cũng có!

      Ngày 12/12, cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can đối với Phan Thanh Điền, 35 tuổi, ở xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, nguyên chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long về hành vi nhận hối lộ.

      Theo tài liệu cơ quan điều tra, năm 2010, trong quá trình giải quyết thi hành bản án giữa bà Lữ Ngọc Dung và ông Châu Văn Năm, Điền đã gợi ý, yêu cầu bà Dung đưa 10 triệu đồng; Sau đó, Điền đã nhận của bà Dung 3 triệu đồng để kéo dài thời gian thi hành án cho bà Dung

       Ngày 3/12,cơ quan điều tra Viện KSND tối cao kết thúc điều tra vụ án và đề nghị truy tố đối với Nguyễn Xuân Hưng, nguyên Thẩm phán, nguyên Phó Chánh án TAND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và Nguyễn Văn Hải, nguyên thư ký TAND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang về "Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án". 

       Theo tài liệu điều tra: Tháng 2/2008, TAND huyện Hiệp Hòa thụ lý vụ ly hôn giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (đang làm việc tại Liên bang Nga) và anh Nguyễn Văn Tiến, trú tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa. Vụ án do Thẩm phán Hưng và Thư ký Hải giải quyết. Do chị Ngọc phải quay lại Liên bang Nga làm việc nên đã nhờ Thư ký Hải "giải quyết nhanh vụ án".

       Thư ký Hải đã đưa các mẫu biên bản để chị Ngọc ký khống vào, với mục đích khi chị Ngọc đi thì vẫn tiếp tục giải quyết việc ly hôn. Các biên bản ký khống sau đó được Thẩm phán Hưng đọc nội dung cho Thư ký Hải điền vào làm cơ sở ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

        Sau khi nhận được Quyết định này, chị Ngọc đã có đơn đề nghị xem xét lại, vì quyết định này căn cứ vào biên bản được lập ngày 29/4/2008 là không đúng, vì thời điểm đó chị Ngọc đang làm việc tại Liên bang Nga. Vả lại, chị Ngọc không yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản. Lúc này, Thẩm phán Hưng và Thư ký Hải đành "chữa cháy" bằng cách đánh máy thêm chữ "T/G" (tạm giao) vào phần nội dung tài sản trong quyết định công nhận thuận tình ly hôn nhằm hợp thức hóa việc thụ lý vụ án chia tài sản sau ly hôn cho chị Ngọc.

        19 giờ ngày 6/12, tại quán ăn đêm Thế Trường, ở tiểu khu Thao Chính, Thị trấn Phú Xuyên, Hà Nôi, cán bộ chiến sỹ Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) đã bắt quả tang Nguyễn Danh Sỹ đang có hành vi nhận hối lộ 60 triệu đồng. Đến 23 giờ ngày 7/12 C44 cũng đã tiến hành bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Bính, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 31 Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội về hành vi nhận hối lộ. Hai cán bộ quản lý thị trường này đã gợi ý và yêu cầu anh Lê Quốc Hùng trú ở phường Lam Sơn, TP. Thanh Hoá phải nộp 60 triệu đồng thì mới được thả xe. Không chịu nổi sự “nhũng nhiễu” này, anh Hùng đã tố giác sự việc với C44.

 Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Hữu Bính, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 31 Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội vừa bị C44 bắt ngày 7/12/2011 về hành vi nhận hối lộ

 

       Theo qui định, thủ tục kết hôn và cấp giấy hôn thú giữa người Việt Nam ở trong nước với người ngoại quốc thường kéo dài gần 2 tháng tại Sở Tư Pháp các thành phố trong toàn quốc. Chính vì thủ tục nhiêu khê kéo dài, chung quanh văn phòng các Sở Tư Pháp xuất hiện “cò” dịch vụ chạy mối, giúp các đương sự rút ngắn thời gian. Tùy theo khoản tiền chung cho “cò” nhiều hay ít, thời gian hoàn tất thủ tục để sớm nhận được giấy hôn thú có thể được rút ngắn vài tuần, có khi vài ba ngày. Và ông Phạm Thanh Dũng, phó phòng Hành Chính-Tư Pháp, Sở Tư Pháp, thành phố Cần Thơ đã nhận hối lộ đến 300.000 USD. Theo công an thành phố Cần Thơ, hồ sơ điều tra vụ nhận hối lộ của ông Dũng đã hoàn tất ngày 8/11. Ông Dũng hiện đang chờ ngày ra tòa cùng với 8 đồng phạm khác trong cùng một đường dây môi giới.

       Vì sao cán bộ công chức sinh hư?

       Trên đây chỉ là một trong số hàng trăm vụ việc cán bộ nhũng nhiễu nhân dân, ăn hối lộ, làm càn bị phát hiện trong thời gian vừa qua. Điều khiến dư luận thấy khó hiểu là vì sao càng ngày càng có nhiều cán bộ thoái hoá biến chất, khi mà trở thành công chức là mơ ước của hàng triệu sinh viên vừa mới ra trường, hàng triệu những con người miệt mài cống hiến cả đời để được đứng trong đội ngũ công chức!?

        Luật Cán bộ Công chức năm 2008 dành riêng Điều 4 Cán bộ, công chức để định nghĩa. Theo quy định trong Luật, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.

         Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật...

 

 Ảnh minh họa

 Vị cán bộ này bị lực lượng chức năng bắt quả tang ngay sau khi vừa cầm tiền bắt người khác hối lộ


        Ngày 10/11/2011 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012. Theo đó, điểm đáng quan tâm nhất là từ ngày 1/5/2012, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng và phụ cấp công vụ 25% cho cán bộ, công chức.

       Nhưng, có một thực tế khá buồn là thống kê thu nhập từ lương của cán bộ công chức hiện còn thấp hơn cả lương công nhân. Theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu chung do Chính phủ ban hành chỉ bảo đảm được phần lương thực, thực phẩm và chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tối thiểu của công chức lao động.


        Trong báo cáo tổng kết thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2003 đến nay và định hướng cải cách giai đoạn 2012 - 2020 của Bộ Nội vụ vừa công bố, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu giai đoạn 2008 - 2012 đối với cán bộ, công chức còn chậm hơn so với khu vực doanh nghiệp.

       Mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu vùng thấp nhất là vùng 4 (1.400.000 đồng/tháng ) của khu vực doanh nghiệp.

      Cụ thể, mức lương tối thiểu 830.000 đồng từ tháng 5/2011 áp dụng đối với cán bộ, công chức chỉ bằng 59,3% vùng 4 – vùng thấp nhất (vùng có thị trường lao động kém phát triển nhất như các huyện nghèo…) và bằng 41,5% vùng 1 - vùng cao nhất (vùng có thị trường lao động phát triển nhất như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…).

        Đánh giá tình hình thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức từ năm 2003 đến nay, Bộ Nội vụ đã chỉ ra những hạn chế trong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Theo Bộ, lương công chức chủ yếu mới thực hiện trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách, chưa bảo đảm được nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức; mức tăng tiền lương thực tế thấp nên đời sống của người hưởng lương còn gặp nhiều khó khăn.

       Còn theo tính toán của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về phương pháp nhu cầu tối thiểu (chưa tính đủ tiền nhà) của Bộ Lao cho thấy, tiền lương công chức mới chỉ có thể đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu về chi tiêu lương thực, thực phẩm, chưa đảm bảo được các chi tiêu khác.

       Cụ thể, nếu tính theo giá cả năm 2008 thì cơ cấu chi tiêu lương thực, thực phẩm bảo đảm 2.300 Kcal/người/ngày là 52,64% và chi tiêu phi lương thực, thực phẩm là 47,36%. Như vậy, mức lương tối thiểu chung do Chính phủ ban hành chỉ bảo đảm được phần lương thực, thực phẩm và chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tối thiểu của công chức lao động.

         So sánh mức lương tối thiểu chung với kết quả tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo phương pháp nhu cầu tối thiểu, chưa tính đủ tiền nhà trong tiền lương, cho thấy một khoảng cách khá lớn tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu của công chức.

        Ví dụ, năm 2008, mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định cho khu vực sự nghiệp là 540 nghìn đồng/tháng, trong khi đó mức lương tối thiểu được tính theo nhu cầu tối thiểu của lao động đã lên đến 1.040 nghìn đồng/tháng. Như vậy, lương tối thiểu chỉ đáp ứng được 51% nhu cầu tối thiểu. 

       Tương tự, năm 2011, mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 830 nghìn đồng/tháng nhưng nhu cầu tối thiểu của lao động thời gian này đã lên tới 1.410 nghìn đồng/tháng, và cũng chỉ đáp ứng được 58% nhu cầu tối thiểu.

        Phải chăng vì điều này, khiến cho cán bộ, công chức sinh

         (TheoThanh Hường)
Các tin mới hơn
Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai(09/12/2020)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng(18/11/2020)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay(18/09/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau(13/08/2018)
Chống tham nhũng: Phải phát hiện được “củi tươi” đã hỏng để xử lý(29/09/2017)
Các tin cũ hơn
Kẻ tham nhũng đối phó tinh vi với việc bị tố cáo(04/11/2011)
Các giải pháp loại trừ tham nhũng trong quản lý đất đai(31/10/2011)
Xử lý hình sự các vụ tham nhũng ngày càng ít (26/10/2011)
Thay “tướng”, tăng quyền cho cơ quan chống tham nhũng(24/10/2011)
Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đại học (13/10/2011)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
Hình ảnh hoạt động
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín